Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 85 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng

Trên cơ sở kết quả thực trạng thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy đa số giảng viên và sinh viên đã có nhận thức đúng về vai trò của đánh giá đối với sự hình thành và phát triển năng lực quân sự của sinh viên tại Trung tâm. Giảng viên cũng khá thường xuyên thực hiện đánh giá KQHT môn học theo hướng tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, việc thực hiện còn có những hạn chế như: chưa xác định được từng năng lực cụ thể để đánh giá, chưa xây dựng hoàn chỉnh tiêu chí đánh giá năng lực cũng như xác định mức độ đạt năng lực của sinh viên, năng lực đánh giá của giảng viên còn có một số hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, Trung tâm đang xây dựng lại chương trình đào tạo theo thông tưu 03 sửa đổi nên quá trình đánh giá còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Do vậy, chúng tôi tìm hiểu khó khăn của quá trình đánh giá ở Trung tâm để tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đó, từ đó tìm ra cách thức để tháo gỡ những khó khăn gặp phải.

* Khó khăn của giảng viên

Giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Do đó, để tìm hiểu những khó khăn giảng viên gặp phải tiến hành quá trình đánh giá, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 11 và 12 ở phụ lục 1 và 2. Kết quả thể hiện qua

bảng sau:

Bảng 2.13 Những khó khăn của giảng viên trong quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực

TT Các khó khăn Mức độ Tổng điểm X TB Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Khó xác định được các năng lực cần đánh giá 5 9 2 35 2.1 5 2 Khó xác định quy trình ĐG

KQHT theo tiếp cận năng lực 6 8 2 36 2.25 4

3 Khó xây dựng được các nhiệm

vụ đánh giá năng lực 7 8 1 38 2.37 2

4 Khó xây dựng tiêu chí và rubric

đánh giá năng lực 7 9 0 39 2.43 1

5

Mất nhiều thời gian để xây dựng nhiệm vụ và các tiêu chí đánh giá cũng như chấm điểm và phản hồi kết quả

4 10 2 37 2.31 3

6 Tính tự giác, tích cực, chủ động

trong ĐG của SV chưa cao 4 8 4 32 2.0 7

7 Thời lượng thực hành của môn

học ít 3 9 4 31 1.93 8

8 Số lượng sinh viên trong một

lớp quá đông 5 7 4 33 2.06 6

Qua kết quả thu được ở bảng 2.13 ta thấy: Khó khăn mà giảng viên gặp phải nhiều nhất đó là “Khó xây dựng tiêu chí và rubric đánh giá năng lực”. Khó khăn thứ hai mà giảng viên gặp phải là “Khó xây dựng được các nhiệm vụ đánh giá năng lực”. Vấn đề thứ ba đó là vấn đề thời gian: “Việc xây dựng nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá cũng như chấm điểm và phản hồi kết quả mất nhiều thời gian”. Khó khăn kế tiếp là “Khó xác định quy trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực”. Theo T.M.N: Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là vấn đề còn mới mẻ, đội ngũ giảng viên của Trung tâm phần lớn là sĩ quan biệt phái được đào tạo trong các nhà trường quân đội đã lâu nên chưa cập nhật kịp xu hướng tiếp cận này. Do đó, chưa nhiều giảng viên dạy môn học thực hiện được, trong khi đó công việc xây dựng tiêu chí đánh giá, nhiệm vụ đánh giá là các công việc khó, đòi hỏi giảng viên phải có năng lực chuyên môn tốt, có hiểu biết rõ về loại hình đánh giá này thì mới thực hiện được. Bên cạnh đó, việc này

cũng chiếm rất nhiều thời gian, không dễ thực hiện ngay.

Một vài khó khăn khác cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là: “Số lượng sinh viên trong một lớp quá đông”. Để đánh giá được năng lực của từng cá nhân thì việc cá nhân hóa học tập và đánh giá là điều cần thiết. Do vậy, một lớp học đông sẽ rất khó để đảm bảo việc đánh giá có chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, đây là nguyên nhân khách quan giảng viên ít có thể can thiệp được.

* Khó khăn của sinh viên

Bảng 2.14 Những khó khăn của sinh viên trong quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực

TT Các khó khăn Mức độ Tổng điểm X TB Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Bản thân còn thiếu tích cực trong quá trình ĐG 69 82 31 402 2.2 5 2

Không được cung cấp các tiêu chí cụ thể để tự đánh giá và đánh giá bài làm của bạn

71 85 26 409 2.25 3

3 Có ít thời gian dành cho việc

thực hiện nhiệm vụ được giao 65 87 30 399 2.19 6

4 Có ít thời gian dành cho việc

chữa bài và phản hồi kết quả 79 85 18 425 2.33 2

5 Chưa được hướng dẫn cách thức

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau 84 80 18 430 2.36 1

6 Khó được chữa bài đến từng cá

nhân do lớp học đông 75 79 28 408 2.24 4

Theo sinh viên khi thực hiện đánh giá KQHT, khó khăn mà họ gặp phải nhiều nhất là “Chưa được hướng dẫn cách thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau”. Khả năng tự đánh giá và đánh giá bài làm của bạn học của sinh viên chưa được tốt. Do đó, giảng viên cần có biện pháp để giúp sinh viên phát triển các năng lực này tốt hơn.

bài và phản hồi kết quả”. Đây là khó khăn chung mà giảng viên và sinh viên đều gặp phải. Khó khăn này khiến cho việc trả bài và phản hồi kết quả ít được thực hiện, do vậy mà sinh viên chưa được rèn luyện nhiều về năng lực đánh giá và tự đánh giá.

Khó khăn thứ ba mà sinh viên đưa ra là “Không được cung cấp các tiêu chí đánh giá chi tiết, cụ thể để tự đánh giá và đánh giá bài làm của bạn”. Sinh viên Trần Ngọc Mai chia sẻ: “Giảng viên có nêu ra những tiêu chí chung trước khi làm bài nhưng khi đánh giá bài làm cụ thể thì tiêu chí đó khó đánh giá chính xác”. Vì vậy, để sinh viên tiến hành đánh giá tốt hơn thì giảng viên cần xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cụ thể, chi tiết là hết sức cần thiết.

Một khó khăn khác cũng được nhiều sinh viên lựa chọn đó là “Khó được chữa bài đến từng cá nhân do lớp học đông”. Với cách tổ chức lớp học đông như hiện nay, đặc biệt là ở môn học đòi hỏi thời gian thực hành nhiều như Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK thì đây là một bất lợi để thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả.

* Nguyên nhân của khó khăn

Trên cơ sở phân tích các khó khăn và thực trạng ở trên, chúng tôi nhận thấy khó khăn mà giảng viên và sinh viên gặp phải khi thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Về phía giảng viên:

Hiểu biết về loại hình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực của giảng viên còn hạn chế. Có một số giảng viên đã đề xuất ý kiến: “Cần tổ chức tập huấn cho giảng viên về cách thức đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực” để họ có thể vận dụng trong thực tiễn giảng dạy. Bởi vì chưa hiểu rõ bản chất và cách tiến hành đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực nên giảng viên gặp khó khăn trong việc xác định các năng lực cần đánh giá, xây dựng được tiêu chí và bài tập đánh giá năng lực. Trao đổi với chúng tôi, có giảng viên cho biết: “Thiết kế các bài tập để sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng cũng không phải quá khó đối với giảng viên. Nhưng để xác định được năng lực nào cần đánh giá, xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá từng năng lực là việc làm khó và mất thời gian”. Do đó, xây dựng hệ thống năng lực của môn học, thiết kế bài tập, xây dựng tiêu chí đánh giá môn học theo tiếp cận năng lực để giảng viên vận dụng trong dạy học là vấn đề rất cần thiết trong quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực.

+ Về phía sinh viên:

Khó khăn mà sinh viên gặp phải chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan như: chưa được giảng viên hướng dẫn phương pháp đánh giá, tự đánh giá, chưa được cung cấp các tiêu chí cụ thể để đánh giá. Do đó, giảng viên cần cho sinh viên tham gia vào quá trình đánh giá, tham gia vào khâu xây dựng tiêu chí đánh giá, hướng dẫn sinh viên cách tự đánh giá và đánh giá bạn học để họ thấy được tầm quan trọng của đánh giá và phát huy được chủ động, tính tự giác, tích cực của bản thân trong hoạt động đánh giá.

+ Về chương trình và cách thức tổ chức dạy học môn học:

Các học phần và môn học trong chương trình GDQP&AN có khối lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian học ngắn. Hơn nữa, hiện nay chương trình môn học chưa được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực. Đây là khó khăn không nhỏ cho việc tổ chức dạy học và đánh giá kết quả môn học theo tiếp cận năng lực.

Mặt khác, lớp học được tổ chức với số lượng sinh viên đông. Với lớp học có đông sinh viên thì rất khó tổ chức thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực có hiệu quả.

Ngoài ra, sinh viên học tập tại Trung tâm đến từ nhiều trường với nhiều ngành khác nhau, trình độ các sinh viên có sự khác biệt. Đây là một nguyên nhân tạo ra khó khăn cho tổ chức dạy học và đánh giá môn này.

Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng trên đây, tác giả có cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm giúp cho quá trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua kết quả khảo sát chương 2 cho biết phần lớn giảng viên và sinh viên tại Trung tâm đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đánh giá KQHT, chỉ còn một bộ phận nhỏ sinh viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Giảng viên đều nhận thấy tầm quan trọng của các mục đích đánh giá nhưng họ chú trọng vào mục đích đánh giá xác nhận KQHT của người học.

Đa số giảng viên có hiểu biết đúng đắn về khái niệm đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, song vẫn còn một số giảng viên chưa hiểu đầy đủ về khái niệm này. Phần lớn giảng viên và sinh viên xác định được vai trò của đánh giá KQHT đối với việc phát triển năng lực quân sự của sinh viên và tác dụng của đánh giá KQHT môn học này, nhưng vẫn còn một vài tác dụng chưa được giảng viên và sinh viên nhận thức đầy đủ.

Giảng viên đã hướng đến đánh giá những năng lực của sinh viên trong quá trình dạy theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, việc đánh giá này chưa toàn diện và đầy đủ bởi cách thức chấm điểm của giảng viên là chấm điểm nội dung, không phải chấm điểm các năng lực. Giảng viên chưa xác định được tiêu chí đánh giá của mỗi năng lực, do đó họ chưa thể đánh giá mức độ đạt được các năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học

Một số khó khăn chính mà giảng viên gặp phải t khi thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là: khó xây dựng tiêu chí và rubric đánh giá năng lực; khó xây dựng những nhiệm vụ đánh giá năng lực, mất nhiều thời gian tiến hành loại đánh giá này; khó xây dựng quy trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực... bởi họ còn chưa có hiểu biết đầy đủ về bản chất và cách thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Còn sinh viên gặp một số khó khăn như chưa được cung cấp các tiêu chí đánh giá, chưa được hướng dẫn cách thức thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Kết quả khảo sát này là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề ra những biện pháp đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực, nhằm khắc phục các tồn tại của thực trạng trên, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của dạy học và đánh giá KQHT của Trung tâm hiện nay.

BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)