Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 56 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở

ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực

1.5.1. Các yếu tố khách quan

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Khác với các môn học khác, môn học quốc phòng - an ninh đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phải được trang bị đầy đủ, đặc biệt ở môn học kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK cần các phương tiện dạy học hiện đại, chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học cũng nhu an toàn tính mạng trong quá trình học tập. Song, không phải trung tâm nào cũng có điều kiện về kinh tế để đầu tư và lắp đặt các thiết bị máy móc này.

* Nội dung chương trình

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực vô cùng phức tạp với nhiều biểu hiện “diễn biến hòa bình”. Song, nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cho HSSV chưa có sự cập nhật liên tục, chậm đổi mới. Thông tư 03/2017 của Bộ GD -ĐT đã được ban hành nhưng chưa được đưa vào triển khai thực hiện gây khó khăn cho công tác giảng dạy cũng như đánh giá kêt quả học tập của người học.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực đánh giá của đội ngũ giảng viên

Tại các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, đội ngũ giáo viên bao gồm: đội ngũ sĩ quan biệt phái và giáo viên dân sự.

Đội ngũ giáo viên là sĩ quan biệt phái được học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội, do đó kiến thức về quốc phòng - an ninh nắm chuẩn, chắc, đúng tác phong quân đội. Đội ngũ này khi lên lớp luôn nhận được sự tin tưởng, kính trọng và ngưỡng mộ của sinh viên. Tuy nhiên, sĩ quan biệt phái tại các trung tâm thường có niên hạn là 5 năm hoặc 10 năm. Do đó, đội ngũ này luôn có sự luân chuyên, biến dộng, dẫn đến sự xáo trộn trong đội ngũ giáo viên giảng dạy. Mặt khác, đội ngũ giáo viên này tuy có chuyên môn tốt nhưng nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập còn mang tính chủ quan, đôi khi cứng nhắc, máy móc.

Đội ngũ giáo viên dân sự ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay đều là văn bằng 2 (thời gian học từ 18 tháng đến 24 tháng) nên việc tiếp thu kiến

phát điểm không phải là sinh viên sư phạm nên quá trình lên lớp giảng dạy kiến thức cũng như đánh giá kết quả học tập của SV còn gặp nhiều khó khăn.

Hướng tiếp cận năng lực trong dạy học và đánh giá kết quả học tập mới được đưa vào các trung tâm nên việc triển khai đánh giá theo cách tiếp cận này còn gặp nhiều vướng mắc. Đội ngũ giáo viên chưa nắm chắc và vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá theo cách tiếp cận này. Bên cạnh đó, SV học tập tại trung tâm đến từ nhiều trường khác nhau với chất lượng đầu vào khác nhau. Do đó, việc xây dựng chuẩn năng lực phù hợp cho nhiều đối tượng, nhiều trường rất phức tạp. Vì vậy, việc xây dựng mục tiêu, yêu cầu các năng lực người học cần có khi ra trường còn chưa cụ thể nên việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá còn chưa sát, đôi khi còn đánh giá chung chung.

* Động cơ, thái độ học tập của SV

Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học quan trọng đối với HSSV. Nhưng do kết quả học tập của môn học này không được tính vào kết quả học tập chung của khóa học nên nhiều SV chưa có động cơ, thái độ học tập tích cực với môn học. Tình trạng ngủ gật, nói chuyện riêng trong giờ, quay cóp khi kiểm tra, thi còn diễn ra ở nhiều lớp, nhiều khóa học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiện nay, đánh giá theo tiếp cận năng lực là một quan điểm đánh giá phổ biến trên thế giới do những ưu việt của nó là chú trọng đến việc phát triển các năng lực thực của người học, tạo điều kiện cho họ thâm nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành.

Tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, việc hình thành cho sinh viên các năng lực về Quân sự chung và chiến thuật nói riêng, kiến thức quốc phòng - an ninh nói chung theo chuẩn đầu ra được thực hiện ở tất cả các môn học và trong các hoạt động rèn luyện quân sự.

Căn cứ vào đặc điểm của chương trinh giáo dục quốc phòng và an ninh dành cho sinh viên đại học và cao đẳng, những năng lực cần hình thành cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh được xác định trong luận văn gồm: năng lực tư duy phân tích, năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học, các năng lực quân sự.

Mục tiêu đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực là đánh giá các năng lực chung và năng lực quân sự cần thiết của người học. Đó là các năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra về kiến thức quốc phòng và an ninh. Việc kiểm tra không tập trung vào khả năng tái hiện kiến thức đã học mà quan tâm đến khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức trong những tình huống thực tiễn khác nhau.

Nội dung đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực đòi hỏi sinh viên thực hiện vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ đề ra để qua đó thể hiện được năng lực của bản thân.

Sử dụng phối hợp đa dạng hóa nhiều phương pháp kiểm tra - đánh giá là điều cần thiết trong đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, trong đó cần thực hiện đánh giá thông qua các phương pháp, hình thức dạy học môn học.

Những bài tập thực hành là công cụ phổ biến và có giá trị trong việc thu thập thông tin về năng lực của người học. Để đánh giá việc người học giải quyết các bài tập, công cụ sử dụng chủ yếu trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực là rubric. Sử dụng rubric không chỉ giúp giảng viên đánh giá định tính mà còn đánh giá

được định lượng, đồng thời góp phần thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên hiệu quả hơn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập theo năng lực. Trong đó, có các yếu tố chủ quan như năng lực đánh giá của đội ngũ giáo viên; động cơ, thái độ học tập của SV và các yếu tố khách quan như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,…

Nghiên cứu đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực sẽ góp phần đổi mới cách thức đánh giá KQHT giúp nâng cao chất lượng đánh giá cũng như chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)