8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc để xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học
Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo mục tiêu chương trình đào tạo Giáo dục quốc phòng và an ninh nói chung và môn học cụ thể nói riêng. Mục tiêu dạy học môn học được thực hiện liên tục, xuyên suốt trong quá trình dạy học. Nó quy định các thành tố khác của quá trình dạy học và quy định các thành tố tương ứng trong đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực như: mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, phương pháp và các hình thức đánh giá, ...
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo thực tiễn đào tạo tại Trung tâm, nghĩa là các biện pháp này không những đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên mà còn phải có tính ứng dụng trong thực tiễn nhà trường. Các biện pháp được xây dựng dựa trên cơ sở về điêu kiện vật chất, hoàn cảnh đặc thù của đơn vị và mang ý nghĩa giáo dục.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo tính toàn diện, tức là phải tác động đến nhiều mặt trong nhận thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học cho giảng viên giảng dạy bộ môn. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện giúp giảng viên có thể đánh giá tổng thể hơn, từ đó hiệu quả đánh giá chính xác hơn.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với chương trình đào tạo
Khi xây dựng các biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực cần phải đảm bảo phù hợp với chương trình, nội dung môn học. Khi xây dựng các biện pháp cần dựa vào cơ sở phân tích chương trình, nội dung môn học cũng như căn cứ vào những thông tư, nghị định, văn bản hường dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo,
Bộ Quốc phòng, Vụ Quốc phòng và an ninh để đảm bảo xây dựng các biện pháp thích hợp và có chất lượng.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả
Những biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực phải phù hợp với khả năng và điều kiện của đơn vị, phù hợp với năng lực sư phạm của giảng viên, trình độ nhận thức của người học. Đồng thời, cần chú ý những điều kiện để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, để các biện pháp khi đưa ra sẽ được áp dụng trong thực tiễn quá trình đánh giá kết quả học tập của người học.
Những biện pháp được xây dựng cần phải đem lại hiệu quả tích cực trong quá trình đánh giá kết quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học. Qua đó, giúp giảng viên và sinh viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập của mình, đáp ứng yêu cầu chuản đầu ra.