8. Cấu trúc luận văn
1.4. Một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm
1.4.5. Những yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá KQHT của sinh viên Trung
an ninh theo tiếp cận năng lực
Có nhiều cách phân loại quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên khác nhau, dựa trên lý luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy - học đại học, quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên có thể bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung đánh giá; Bước 2: Chọn các hình thức đánh giá phù hợp; Bước 3: Thiết kế các công cụ đánh giá;
Bước 4: Thử nghiệm các công cụ đánh giá;
Bước 5: Tổ chức thực hiện đánh giá, thu thập các dữ liệu đánh giá; Bước 6: Phân tích thống kê số liệu đánh giá;
Bước 7: Đánh giá lại các công cụ đánh giá thông qua kết quả; Bước 8: Chuẩn hóa kết quả đánh giá;
Bước 9: Công bố kết quả đánh giá; Bước 10: Nhận xét, đánh giá, cải tiến.
Các bước của quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên có thể tích hợp lại hoặc thêm để phù hợp với các hình thức đánh giá khác nhau.
1.4.5. Những yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
tiếp cận năng lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Để thực hiện đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1.4.4.1. Yêu cầu đối với giảng viên
Trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá. Do vậy, để thực hiện tốt việc này giảng viên cần phải:
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đào tạo theo tiếp cận năng lực, vai trò của dạy học và đánh giá KQHT môn học đối với sự hình thành và phát triển các năng lực về Quân sự chung và chiến thuật cho sinh viên để từ đó có định hướng và thực hiện hoạt động này trong giảng dạy môn học đạt hiệu quả cao.
- Giảng viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, luôn có ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới liên quan đến môn học mà bản thân tham gia giảng dạy để đáp ứng các thay đổi nhanh chóng của chương trình, nội dung dạy học và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo. Ngoài ra, giảng viên cũng phải có sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác như thời sự, chính trị , triết học, tâm lí học, xã hội học, v.v...
- Giảng viên cần có kiến thức, kĩ năng về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, hiểu rõ các triết lí đánh giá đang được sử dụng hiện nay để áp dụng vào quá trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, cụ thể là:
+ Giảng viên phải căn cứ vào chuẩn đầu ra của sinh viên tại Trung tâm để từ đó phân tích mục tiêu, chương trình môn học để xác định được các mục tiêu năng lực cần hình thành cho sinh viên trong môn học. Qua đó, xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động cần thiết mà sinh viên phải có để đạt được các năng lực đó.
+ Giảng viên xây dựng được các công cụ đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, đó là những bài tập thực hành để sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động của bản thân để giải quyết, qua đó thể hiện năng lực của chính mình. Những bài tập thực hành cần được xây dựng phù hợp với trình độ, khả năng của sinh viên cũng như đặc trưng của môn học. Cùng với đó, giảng viên cũng cần xây dựng bộ công cụ chấm điểm rubric cụ thể, rõ ràng nhằm đánh giá việc thực
hiện bài tập thực hành của sinh viên để xác định mức độ năng lực mà họ đạt được. Trong quá trình đạhọc, giảng viên nên thông báo rõ ràng tiêu chí đánh giá khái quát cho sinh viên trước khi họ làm các bài tập thực hành để họ hiểu rõ cách làm và cách đánh giá.
+ Giảng viên phải biết sử dụng kết hợp các phương pháp để đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, phối hợp giữa đánh giá với dạy học môn học. Không chỉ sử dụng các phương pháp kiểm tra - đánh giá để đánh giá năng lực của sinh viên mà còn thực hiện việc đánh giá này thông qua nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau như thảo luận nhóm, thuyết trình, ...
+ Trong quá trình đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, giảng viên cần tổ chức hướng dẫn cho sinh viên tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dựa trên cơ sở công cụ rubric để người học biết cách đánh giá và tự đánh giá, đồng thời họ nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để cải tiến hoạt động học tập của bản thân. Bên cạnh đó, giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá.
+ Đảm bảo thực hiện chấm bài, trả bài và chữa bài cho sinh viên cẩn thận, đúng quy trình. Việc trả bài và chữa bài rất quan trọng trong đánh giá theo tiếp cận năng lực nói riêng và đánh giá KQHT nói chung bởi nó giúp cho mỗi sinh viên biết được bài làm của mình đúng, sai ở chỗ nào, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Từ đó, họ biết cách khắc phục, bổ sung kiến thức, kĩ năng cần thiết để nâng chất lượng học tập môn học theo chuẩn năng lực đã đề ra.
1.4.4.2. Yêu cầu đối với sinh viên
Sinh viên phải chủ động, tự giác, tích cực trong đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, được thể hiện ở những điều sau:
- Sinh viên phải nhận thức được vai trò của đánh giá KQHT đối với việc học tập để thực hiện một cách tự giác và có trách nhiệm đối với hoạt động này.
- Sinh viên cần hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ được giảng viên giao đảm bảo về chất lượng và thời gian quy định.
- Tích cực, có trách nhiệm cao tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá khi giảng viên yêu cầu.
đánh giá và đánh giá bạn học. Tự đánh giá và đánh giá bạn học một cách khách qua, trung thực theo tiêu chí đã đề ra, không thiên vị hay đánh giá thiếu chính xác. Trong quá trình đánh giá, sinh viên cần phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm của bản thân và đề xuất các hướng sửa chữa, khắc phục các nhược điểm đó.
- Mỗi sinh viên cần tự trang bị cho bản thân kĩ năng đánh giá và tự đánh giá để thực hiện hoạt động đánh giá có chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
1.4.4.3. Yêu cầu đối với các điều kiện thực hiện
Để thực hiện được đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực nói riêng và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực nói chung ở Trung tâm cần đảm bảo các điều kiện sau:
Trung tâm cần xây dựng được chuẩn năng lực đầu ra về giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo tiếp cận năng lực. Không có chuẩn năng lực đầu ra cho sinh viên, Trung tâm sẽ rất khó xây dựng các chuẩn năng lực cho từng từng học phần, môn học cụ thể.
- Chương trình môn học phải được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tăng thời lượng thực hành môn học. Chương trình môn học hiện nay vẫn được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, nặng về lý thuyết, thời gian dành cho thực hành môn học còn ít nên chưa phát huy được hiệu quả của đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực.
- Trung tâm phải có các quy chế, chính sách phù hợp để giảng viên thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Việc có các quy chế là cần thiết để tạo căn cứ pháp lý cho việc thực hiện dạy học và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực.
- Thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo sĩ số sinh viên trong một lớp không quá đông (không quá 50 sinh viên) để đánh giá được đến từng cá nhân sinh viên.