8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Đối tượng khảo sát
Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 16 giảng viên.
3.4.3. Nội dung khảo sát
* Nhận thức mức độ cần thiết của 4 biện pháp:
- Cần thiết - Ít cần thiết - Không cần thiết * Nhận thức mức độ khả thi 4 biện pháp : - Khả thi - Ít khả thi - Không khả thi 3.4.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếu hỏi
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
3.5. Kết quả khảo sát
3.5.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Chúng tôi tiến hành đánh giá sự cần thiết của 4 biện phápđã đề xuất trong luận văn, kết quả thu được như sau:
Biểu đồ 3.1: Ý kiến của giảng viên về mức độ cần thiết của các biện pháp
Ghi chú: Các tiêu chí được quy định tại câu hỏi 1 - phụ lục 3.
Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:
- 95% giảng viên cho rằng “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực” là cần thiết.
“Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá” và “Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá” là các biện pháp được 90% giảng viên đồng ý là cần thiết.
- 85% giảng viên đồng ý cho rằng “Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên” là biện pháp cần thiết.
Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.
Như vậy, 4 biện pháp được đề xuất trên đều giảng viên đánh giá ở mức độ cần thiết cao, góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực
3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Để đánh giá mức độ khả thi của 4 biện pháp trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 16 giảng viên, kết quả thu được như sau:
0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 90 95 90 85 10 5 10 15 0 0 0 0 Tỉ lệ % Biện pháp
Biểu đồ 3.2: Ý kiến của giảng viên về mức độ khả thi của các biện pháp
Ghi chú: Các tiêu chí được quy định tại câu hỏi 2 - phụ lục 3.
Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:
- 90% giảng viên cho rằng “Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí , quy trình đánh giá” và “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực” là các biện pháp mang tính khả thi.
- 85% giảng viên đánh giá biện pháp 3 “Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên” và biện pháp 3 “Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá” là khả thi.
- 80% giảng viên đồng ý đánh giá biện pháp “Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên” là biện pháp mang tính khả thi.
Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi.
Như vậy, đại đa số giảng viên đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên là mang tính khả thi, góp phần nâng cao đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.
Qua phân tích kết quả sảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp trên, chúng tôi thấy rằng giảng đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết, khả thi khá cao (87%), không có ai cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết, không khả thi. 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 90 90 85 80 10 10 15 20 0 0 0 0 Tỉ lệ % Biện pháp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và dựa trên các nguyên tắc xây dựng biện pháp, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp:
Biện pháp 1: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá.
Biện pháp 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá
Biện pháp 4: Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên.
Mỗi biện pháp trên với mục đích, nội dung và cách thực hiện khác nhau đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá KQHT môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK theo tiếp cận năng lực của sinh viên tại Trung tâm.
Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên 16 giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, kết quả thu được rất khả quan. Đội ngũ giảng viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trên. Qua đó, tạo điều kiện để quá trình đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đơn vị trong mỗi giai đoạn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đang là một trong những vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu nhằm hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho sinh viên, tạo điều kiện cho họ đi sâu vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành. Trong chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm 3 học phần, môn học có tác động lớn trong việc hình thành các năng lực quân sự cho sinh viên. Do vậy, nghiên cứu đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp họ hình thành được các năng lực chung và các năng lực quân sự theo đúng chuẩn đầu ra của Trung tâm.
Mục tiêu đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực là đánh giá các năng lực chung và năng lực quân sự cần thiết của sinh viên. Đó là những năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh. Từ mục tiêu này sẽ quy định đến nội dung, phương pháp, công cụ của đánh giá KQHT môn học.
Nội dung của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực yêu cầu sinh viên vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động đã học để giải quyết những bài tập thực hành đặt ra, qua đó bộc lộ được năng lực của bản thân.
Giảng viên cần sử dụng phối hợp, đa dạng những phương pháp kiểm tra đánh giá và những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đánh giá theo tiếp cận năng lực.
Những bài tập thực hành là công cụ phổ biến để thu thập thông tin về năng lực của người học, còn rubric là công cụ chủ yếu được sử dụng để đánh giá mức độ năng lực của họ trong đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực.
1.2 Qua nghiên cứu thực trạng đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực có thể thấy: Giảng viên và sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của đánh giá KQHT trong việc phát triển các năng lực quân sự cho sinh viên Trung tâm. Các giảng viên bước đầu cũng đã hướng đến đánh giá những năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học, song việc đánh giá chưa được tiến hành triệt để, toàn diện, chưa xác định được mức độ năng lực đạt được của mỗi sinh viên.
Một số khó khăn chính mà giảng viên mắc phải khi tiến hành đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là: khó xây dựng tiêu chí cũng như rubric đánh giá năng lực; khó xây dựng những nhiệm vụ đánh giá năng lực, khó thiết kế quy trình đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Các khó khăn chủ yếu mà giảng viên gặp phải khi thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là do họ chưa có nhiều hiểu biết nhiều về loại hình đánh giá này.
1.3. Để khắc phục thực trạng cần có các biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực, đó là: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả học tập; Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh giá kết quả học tập môn học ; Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trung tâm theo tiếp cận năng lực; Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên. Những biện pháp này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau để mang lại hiệu quả và đã được tiến hành khảo nghiệm và cho kết quả về tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
* Về phía Quân Khu I
- Tiếp tục cử đội ngũ sĩ quan có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo qua hệ sư phạm tại các nhà trường quân đội sang thực hiện nhiêm vụ sĩ quan biệt phái tại Trung tâm.
- Kéo dài thời gian biệt phái của các sĩ quan thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại Trung tâm nhằm ổn định đội ngũ giảng viên giảng dạy cũng như để đảm bảo chất lượng dạy học của đơn vị.
- Đầu tư thêm vũ khí trang bị, quân trang, tạo điều kiện về trường bắn để Trung tâm chọn sinh viên tham gia bắn đạn thật được nhiều hơn.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Cục Chính trị - Quân khu I và Đại học Thái Nguyên nói chung, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh nói riêng nhằm đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng đội ngũ sĩ quan biệt phái cũng như vũ khí trang bị. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ quân dân giữa các đơn vị.
* Về phía nhà quản lý giáo dục và Trung tâm
- Lên kế hoạch, chỉ đạo tiến hành đổi mới đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực. Nghiên cứu đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về đổi mới
đánh giá KQHT để giảng viên cập nhật được các xu hướng đánh giá mới hiện nay; cân đối chương trình môn học bằng cách tăng cường thêm thời lượng thực hành để sinh viên có thêm thời gian rèn luyện, thực hành và phát triển những năng lực; điều chỉnh hợp lý sĩ số mỗi lớp học để bảo đảm điều kiện cho dạy học và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, quân trang, vũ khí trang bị, phương tiện cho dạy học nhằm thực hiện tốt hoạt động giảng dạy nói chung và hoạt động đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực nói riêng.
- Xây dựng, thống nhất, công khai hóa hệ thống những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá KQHT theo tiếp cận năng bảo đảm chính xác, minh bạch, toàn diện và phát huy năng lực của người học.
* Về phía giảng viên
-Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về đổi mới đánh giá và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực để vận dụng linh hoạt vào hoạt động dạy học và đánh giá của bản thân.
- Chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ trong việc xây dựng hệ thống bài thi, các câu hỏi kiểm tra đánh giá, những bài tập thực hành. Nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu môn học để thiết kế những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực cho phù hợp.
- Áp dụng hệ thống những biện pháp đã được đề xuất trong quá trình tiến hành đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực.
* Về phía sinh viên:
- Có thái độ chủ động, tự giác, tích cực và nghiêm túc trong hoạt động học tập của mình.
- Xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học. Tự đánh giá các điểm mạnh, yếu của bản thân, từ đó rèn luyện và khắc phục những điểm còn hạn chế để hình thành hệ thống năng lực quân sự theo chuẩn đầu ra của Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Thị Tuyết (2005), Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học,Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), “Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh tập 2”, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Đức Chính (2008),Đo lường đánh giá trong giáo dục, tập bài giảng lưu hành nội bộ - khoa Sư phạm, Hà Nội.
4. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI,
NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kỹ năng, Tạp chí khoa học giáo dục số 62 (tr 25-28).
6. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Trân Kiều (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Nghiên cứu xây dựng phương thức và một số bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, Mã số B2003 - 49 - 45TD, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục.
8. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - đánh giá trong dạy học đại học, NXB Giáo dục, 2003.
9. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học, Nxb Giáo dục. 10. Nguyễn Thành Nhân (2014), “Mô hình đánh giá kết quả học tập của sinh viên
trong đào tạo theo tín chỉ”, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.
11. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lí luận việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Hoàng Phê (chủ biên) 2008, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
13. Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), “Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. Lâm Quang Thiệp (2011), Đo lường trong Giáo dục - Lý thuyết và Ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Trịnh Xuân Thu (2012), Dạy học rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên cao đẳng sư phạm ngành công nghệ theo năng lực thực hiện, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
18. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học Xã hội.
19. Nguyễn Thị Thanh Trà (2016), “Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiêu chuẩn năng lực”, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.
20. Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Quang Việt (2005), Kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành công nghệ - Một số vấn đề lý luận, Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội.
21. Đỗ Công Tuất (2000), “Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục”, Trường Đại học An Giang, lưu hành nội bộ.
22. Nguyễn Quang Uẩn và tác giả khác (2004), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
23. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Anh Việt, Nxb Fahasa
* Tài liệu Tiếng Anh
24. Australian National Training Authority (1995), Competency Standards for Assessment: current from September 1995 to August 2000.
25. Department of Education and Training Western Australia (2008), Designing assessment tools for quality outcomes in VET.
26. Shirley Fletcher, Competence - Based Assessment Techniques, Kogan Page Ltd, London, 1995.
27. Martin Johnson (2008), Grading in competence-based qualifications - is it desirable and how might it affect validity?, Journal of Further and Higher Education, 32: 2, 175 - 184.