Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo

3.2.2. Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh

kết quả học tập tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Sử dụng phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực trong đánh giá kết quả học tập nhằm phát huy ưu điểm của từng phương pháp và có thể thu được thông tin về năng lực của sinh viên để bảo đảm cho kết quả đánh giá chính xác, đầy đủ và toàn diện. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là đánh giá không những diễn ra trong mỗi giờ kiểm tra mà còn diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Thông qua quá trình tham gia vào các hoạt động phong phú và đa dạng khác nhau, năng lực của sinh viên được bộc lộ ra bên ngoài.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Trong quá trình giảng dạy môn học, học phần trong chương trình Giáo dục QP &AN hiện nay, có nhiều nội dung giảng viên có thể sử dụng kết hợp các phương pháp, hình thức đánh giá KQHT với nhau. Hay phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá với những phương pháp hình thức tổ chức dạy học khác nhau.

Đối với các môn học đặc thù quân sự thiên về thực hành thao tác. Do vậy, quan sát là phương pháp quan trọng trong đánh giá không chỉ thái độ học tập mà còn cả kỹ

năng, kỹ xảo của sinh viên. Phương pháp này được tiến hành xuyên suốt trong quá trình dạy học, cung cấp những thông tin có giá trị định tính và định lượng. Quan sát lối ứng xử của sinh viên trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập độc lập hay khi tập luyện theo nhóm, thái độ học tập trên lớp học, ... là cơ sở để đánh giá định lượng. Khi quan sát phối hợp với đánh giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đăng của người học sẽ là căn cứ để đánh giá định tính.

Phương pháp kiểm tra vấn đáp cung cấp những thông tin ngược cho giảng viên ngay trong quá trình dạy học một cách kịp thời, nhanh chóng. Qua đó, giảng viên nắm được tình hình học tập của người học thông qua câu trả lời của họ. Từ đó, giảng viên có sự điều chỉnh phương pháp dạy của mình cũng như giúp người học điều chỉnh cách học hiệu quả hơn. Vấn đáp có thể dùng thường xuyên trong các buổi lên lớp hằng ngày, có thể phối hợp sử dụng với những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Giảng viên có thể phối hợp những phương pháp đánh giá như: bài kiểm tra tự luận ngắn, trắc nghiệm khách quan kết hợp với những bài kiểm tra thực hành hay bài tập thực hành trong khi tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên. Việc sử dụng những bài kiểm tra viết dạng tự luận ngắn hay trắc nghiệm khách quan kết hợp với kiểm tra thực hành giúp sinh viên giảm bớt căng thẳng, áp lực, hạn chế tâm lý “học tủ, ôn tủ”, học mang tính chất đối phó, mở rộng hơn những giới hạn nội dung đánh giá, giảm thiểu tình trạng gian lận trong kiểm tra, thi cử. Những bài tập thực hành rất quan trọng đối với môn học đặc thù quân sự chiếm phần lớn chương trình môn học, vì vậy những bài tập này rất đa dạng, phong phú được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thuyết trình, làm việc nhóm, thực tế,... Chính vì vậy, sử dụng những bài tập thực hành thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kết hợp với những phương pháp đánh giá khác như: trắc nghiệm khách quan, bài kiểm tra viết sẽ giúp giảng viên đánh giá KQHT của sinh viên được chính xác và toàn diện hơn. Giảng viên không những đánh giá được kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động mà quan trọng hơn là đánh giá được hệ thống những năng lực của sinh viên. Bởi khi giảng viên sử dụng phối kết hợp này sẽ đưa sinh viên vào các hoạt động, việc làm cụ thể để giải quyết những nhiệm vụ học tập nhất định. Sinh viên cần chủ động, tự giác, tích cực, độc lập vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động khác nhau nhằm giải quyết vấn đề cá nhân hoặc trong khi làm việc nhóm.

Thông qua quá trình hoạt động thực tế mà năng lực của sinh viên được thể hiện ra như: nhóm năng lực tư duy, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ nói, năng lực tự học,...

Như vậy, giảng viên sử dụng phối hợp những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực trong đánh giá KQHT của sinh viên không chỉ có tác dụng trong việc hình thành và phát triển các năng lực của họ mà còn đánh giá việc thể hiện các năng lực đó.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện

Để sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào việc đánh giá kết quả học tập có hiệu quả cần:

- Giảng viên nắm vững những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực cũng như những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực.

- Việc sử dụng những phương pháp, hình thức đánh giá năng lực phải xuyên suốt trong quá trình dạy học, bảo đảm đánh giá, chính xác, kịp thời và toàn diện.

- Xây dựng hệ thống những câu hỏi vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm khách quan, các dạng bài tập thực hành thích hợp với mỗi nội dụng và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)