8. Cấu trúc luận văn
1.4. Một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm
1.4.3. Các thành tố của quá trình đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm Giáo
dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
1.4.3.1. Mục tiêu đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
Theo A. Wolf [28], đánh giá theo tiếp cận năng lực là hình thức đánh giá miêu tả các sản phẩm đầu ra một cách cụ thể, rõ ràng mà giảng viên, người học và các bên liên quan có thể hình dung tương đối chính xác và khách quan về mức độ đạt được hay không đạt được các mục tiêu của người học sau quá trình học tập. Đánh giá theo tiếp cận năng lực còn xác nhận sự tiến bộ của sinh viên dựa vào mức độ thực hiện các sản phẩm.
Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực chú trọng đến kết quả đầu ra, nhưng kết quả đó không chỉ dừng lại ở việc người học tiếp thu nội dung chương trình môn học thế nào, lĩnh hội được kiến thức ra sao, họ có kĩ năng, thái độ gì như mục tiêu của đánh giá truyền thống mà còn quan tâm đến đánh giá xem người học sử dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động như thế nào để giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra.
Mục tiêu của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực được xuất phát từ các năng lực đầu ra của sinh viên tại Trung tâm. Trên cơ sở các năng lực đầu ra này, xác định các năng lực thành phần phù hợp với đặc điểm của môn học. Đó chính là những năng lực mà môn học này hướng tới hình thành cho sinh viên theo học tại Trung tâm. Các năng lực này lại được cụ thể hóa thành những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động mà sinh viên cần có để đạt được các năng lực đó. Nhiệm vụ của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là xác định xem mức độ sinh viên đạt được các năng lực đó đến đâu.
Do đó, mục tiêu đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là thu thập thông tin và tìm ra các minh chứng trực tiếp về các năng lực tư duy, các năng lực bắn súng, năng lực đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị và các năng lực liên quan đến phương pháp học tập như năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực làm việc nhóm, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và năng lực tự học của người học sau quá trình học tập môn học này, đáp ứng các chuẩn năng lực đầu ra của Trung tâm.
1.4.3.2. Nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
Năng lực của mỗi người được bộc lộ thông qua những hành động, việc làm cụ thể. Nội dung của đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là đánh giá việc vận dụng các
kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động của sinh viên vào giải quyết nhiệm vụ của môn học để đạt được mục tiêu năng lực của môn học. Kết quả của các hoạt động và việc làm mà người học thực hiện khi họ vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết nhiệm vụ nào đó được thể hiện dưới ba dạng: sản phẩm, quá trình hành động hoặc cả sản phẩm và quá trình hành động. Vì vậy, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hay nói cách khác mức độ năng lực mà người học đạt được phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm và biểu hiện của quá trình thực hiện hành động của họ.
Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực không đánh giá các kiến thức, kĩ năng tách rời, riêng rẽ của từng nội dung học, mà đánh giá sự tích hợp kiến thức, kĩ năng của cả môn học để giải quyết các nhiệm vụ.
Nội dung đánh giá KQHT của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh bao gồm:
* Năng lực chung
Hệ thống những năng lực chung rất đa dạng và phong phú. Những năng lực này được hình thành, phát triển thông qua nhiều môn học và liên quan tới nhiều môn học. Trong xã hội học tập, các năng lực chung không những có ý nghĩa trong quá trình học tập môn học mà quan trọng hơn là chúng tạo nên tiềm lực để học tập suốt đời, sự tự phát triển đối với mỗi người.
Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh cần tập trung vào những năng lực có liên quan đến quá trình nhận thức, học tập, giao tiếp, ngôn ngữ và xử lí thông tin. Đó cũng là các năng lực chung được nhiều nhà giáo dục ở nhiều nước lựa chọn để hình thành, phát triển cho người học. Chính vì vậy, tác giả đưa ra các năng lực chung cần hình thành, phát triển cho sinh viên gồm: nhóm năng lực tư duy (năng lực tư duy phân tích, năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tư duy phê phán), năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; năng lực thu thập và xử lý thông tin; năng lực làm việc nhóm; năng lực tự học. Những năng lực này được thể hiện trong môn học như sau:
- Năng lực tư duy phân tích: đây là năng lực phân chia thông tin, sự vật, khái niệm liên quan đến môn học thành các bộ phận cấu thành và chỉ ra mối liên hệ giữa các bộ phận với cái tổng thể và giữa các bộ phận với nhau để hiểu sâu hơn về từng bộ phận của thông tin, sự vật, khái niệm qua đó rút ra kết luận về chúng.
- Năng lực tư duy tổng hợp là năng lực phát hiện ra mối quan hệ giữa các bộ phận riêng rẽ, tách rời trong kỹ thuật bắn súng và hợp nhất các bộ phận riêng lẻ của sự vật, đối tượng lại với nhau thành một chỉnh thể mới.
- Năng lực tư duy phê phán là năng lực phân tích và đánh giá một vấn đề, hiện tượng trong lý thuyết ngắm bắn, điều kiện bắn, an toàn trước, trong và sau khi bắn súng theo các quan điểm khác nhau; đưa ra các lập luận làm sáng tỏ các quan điểm đó. Trên cơ sở đó làm rõ bản chất vấn đề, hiện tượng và đưa ra ý kiến riêng của bản thân về vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: đây là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ, cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết. Đối với sinh viên tại Trung tâm thì năng lực này rất quan trọng, vì họ phải thể hiện sự hiểu biết thông qua bài kiểm tra viết và kỳ thi vấn đap cuối khóa học.
- Năng lực thu thập và xử lí thông tin là năng lực khai thác, tổng hợp các thông tin cần thiết liên quan đến nội dung lý thuyết bắn, đảm bảo an toàn khi sử dụng súng. Trên cơ sở phân tích các thông tin đó để tìm ra các thông tin có giá trị phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ học tập của môn Kỹ thuật bắn súng.
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: đây là năng lực hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong một nhóm để cùng rèn luyện thao tác, kỹ thuật bắn súng AK. Qua quá trình làm việc nhóm, mỗi cá nhân có cơ hội học hỏi lẫn nhau, chỉ ra điểm mạnh, yếu của mỗi người để cùng nhau tập luyện, thực hành đúng, chuẩn các thao tác, hành động của môn học.
- Năng lực tự học là năng lực mà người học tự đặt ra mục tiêu và tự lựa chọn phương pháp, phương tiện, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập, cũng như tự đánh giá để thực hiện nhiệm vụ học tập liên quan đến môn học đã đề ra. Hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực tự học là điều rất cần thiết, vì ký thuật bắn súng rất khó và phức tạp, trong khi đó thời gian luyện tập ở thao trường với sự hướng dẫn của giảng viên có hạn. Do đó, sinh viên tại Trung tâm phải kiên trì tự tập, tự rèn luyện mới đạt kết quả tốt.
Mỗi năng lực trên có một ý nghĩa, vai trò khác nhau trong quá trình học tập của sinh viên, song chúng không tách rời nhau mà luôn gắn kết với nhau, bổ sung, tạo điều
cho nhau. Tùy từng nhiệm vụ học tập cụ thể, biết lựa chọn và phối hợp hợp lý các năng lực trên sẽ giúp sinh viên đạt kết quả học tập tốt nhất.
* Năng lực quân sự
Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục an ninh, quốc phòng trình độ đại học, tác giả đề xuất hai nhóm năng lực cần hình thành và phát triển cho sinh viên bao gồm: Nhóm năng lực sử dụng súng và nhóm năng lực đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị. Cụ thể như sau:
* Nhóm năng lực sử dụng súng
Nhóm năng lực này gồm một số năng lực cụ thể hơn như sau:
- Năng lực ngắm bắn: Năng lực này gồm năng lực ngắm chụm và ngắm trúng. Đây là năng lực đầu tiên cần hình thành cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện môn học. Ngắm chụm và ngắm trúng là những bước tập đầu tiên giúp sinh viên biết được mức độ chính xác đường ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hay điểm ngắm sang phải, sang trái, cao, thấp, …để quá trình học tập và rèn luyện còn sửa chữa, khắc phục. Qua đó, tạo điều kiện để giảng viên nắm được khả năng của từng sinh viên để có sự hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.
Năng lực này đòi hỏi sinh viên phải có tính tích cực, tự giác, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, do đó dễ gây mệt mỏi trong quá trình học.
- Năng lực tháo lắp tháo lắp súng AK: đây là năng lực cơ bản sinh viên cần có để sử dụng được súng AK. Để hình thành và phát triển được năng lực này, người học cần nắm vững cấu tạo và súng, trước khi tháo lắp súng phải khám súng. Khi tháo lắp súng phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ, chuản bị đầy đủ đò dùng, phương tiện cần thiết. Trong quá trình tháo lắp súng phải dùng đúng phụ tùng, gặp khó khăn vướng mắc phải báo cáo giảng viên để có sự hướng dẫn kịp thời, tuyệt đối không dùng sức mạnh đập, bẩy làm gẫy, hỏng súng.
- Năng lực bắn đạn thật: Đây là năng lực quan trọng nhất cần hình thành của môn học. Năng lực này phản ánh trung thực kết quả học tập và rèn luyện học phần Quân sự và chiến thuật của sinh viên trong quá trình học tại Trung tâm. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế về súng, đạn và thao trường bắn nên không phải sinh viên nào cũng được tham gia bắn đạn thật. Trong quá trình học tập, rèn luyện tại thao trường, giảng viên sẽ lựa chọn những sinh viên có năng lực tốt về ngắm bắn, thuần thục năng lực tháo
lắp súng và có bản lĩnh tâm lý vững vàng để đi bắn đạn thật. Đây là cơ hội trải nghiệm quý giá đối với người học bởi súng đạn bị cấm sử dụng tại Việt Nam, nên đây có thể coi là co hội hiếm hoi các em được cầm súng bắn đạn thật.
* Nhóm năng lực đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị
Nhóm năng lực này gồm các năng lực cụ thể hơn như: Năng lực đảm bảo an toàn tính mạng con người và năng lực bảo quản vũ khí trang bị.
- Năng lực đảm bảo an toàn tính mạng con người: Đây là năng lực rất quan trọng luôn được giảng viên và sinh viên quan tâm hàng đầu. Súng AK được sử dụng trong quá trình học tập là súng thật, không có đạn, do đó nó vẫn có khả năng sát thương cao. Vì vậy, khi hướng dẫn sinh viên học tập nội dung này giảng viên thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo, cấm các em sử dụng súng để đùa nghịch hay chĩa súng vào người khác để bóp cò, chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của người dạy, khi bắn đạn thật phải chấp hành những quy định bảo đảm an toàn. Qua đó, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người trong học tập và rèn luyện.
- Năng lực bảo quản vũ khí trang bị: Trước, trong và sau khi học tập, giảng viên luôn chú trọng đến việc hình thành và phát triển năng lực này cho người học. Giảng viên cần hướng dẫn, đôn đóc, nhắc nhở sinh viên không được tự ý mượn súng, khi mượn phải có giảng viên phụ trách kiểm tra, giám sát; phải khám súng ngay khi mượn súng,. Giảng viên không dùng đạn thật để thực hiện động tác mẫu, không để đạn thật lẫn vào đạn tập, khi bắn đạn thật xong phải lau chùi súng đúng chế độ.
Trong giờ học học, giảng viên yêu cầu sinh viên phải để súng ở nơi khô ráo, không làm rơi súng đạn, không dùng súng làm gậy chống. Sau mỗi buổi tập, sinh viên phải phân công nhau lau sạch súng, thấy súng đạn có vấn đề phát sinh cần báo ngay cho giảng viên và giao trả súng về đúng nơi quy định. Năng lực này giúp cho sinh viên có ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản vũ khí trang bị, qua đó đảm bảo an toàn và chất lượng của vũ khí học tập.
Hệ thống các năng lực quân sự cần hình thành và phát triển ở sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh mà tác giả đưa ra được sơ đồ hóa như ở sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.1. Hệ thống năng lực quân sự cần hình thành cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
1.4.3.3. Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
Để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của môn học, sinh viên thường phải vận dụng nhiều năng lực khác nhau. Đồng thời, một năng lực nào đó của người học có thể được đánh giá thông qua việc thực hiện nhiều nhiệm vụ, bài tập khác nhau. Do vậy, trong đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực, phải sử dụng đa dạng hóa các phương pháp, hình thức kiểm tra , đánh giá để đánh giá năng lực của người học.
Tất cả các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá KQHT đều có khả năng đánh giá một năng lực nào đó của sinh viên trong quá trình học môn học. Tuy nhiên, không phải phương pháp kiểm tra, đánh giá nào cũng có giá trị ngang nhau trong đánh giá năng lực, mà mỗi phương pháp lại có thế mạnh về đánh giá một loại năng lực nào đó ở một mức độ cụ thể. Đánh giá theo tiếp cận năng lực đề cao các phương pháp có khả năng giúp người học thể hiện các hành động, việc làm thật của họ nhằm tạo ra các sản phẩm hoặc quá trình hành động có thể quan sát trực tiếp như: làm việc nhóm, thuyết trình, bài tiểu luận v.v... hơn là các phương pháp chỉ đòi hỏi người học trình bày bài làm trên giấy và dừng lại ở đánh giá lĩnh vực nhận thức của họ. Do vậy, trong các phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp kiểm tra thực hành có thế mạnh hơn cả trong việc đánh giá năng lực của sinh viên. Chính vì thế, phương pháp kiểm tra vấn đáp kết hợp với kiểm tra thực hành (thực hành kỹ thuật hoặc thực hành bắn đạn thật) có ưu thế để đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực.
Đánh giá theo tiếp cận năng lực rất quan tâm đến hình thức đánh giá thường xuyên, kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì và đánh giá tổng kết, gắn liền với quá trình học tập môn học của người học, coi đánh giá như là một hoạt động học tập. Do đó đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực cần phối hợp giữa đánh giá với dạy học, kết hợp giữa kiểm tra thường xuyên và thi kết thúc môn học.
Bởi vì xem đánh giá như là hoạt động học tập nên tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng được dùng như là các phương pháp chủ đạo trong đánh giá KQHT theo tiếp cận