Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá các năng lựccủa SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 68)

nhưng những nhiệm vụ đó phải có tính phức hợp, tnghĩa là nhiệm vụ đòi hỏi phải vận dụng tích hợp các tri thức, kĩ năng, thái độ khác nhau để giải quyết. Đồng thời, các nhiệm vụ này thường gắn với các tình huống cụ thể để người học tính đến những đặc điểm riêng khi giải quyết nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực cần xác định được mục tiêu năng lực cần đánh giá và mức độ năng lực mà sinh viên đạt được so với mục tiêu đề ra thì ở cách hiểu thứ 1 chưa nêu được.

Với kết quả khảo sát nêu trên có thể thấy đa số giảng viên đã có nhận thức đúng về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực (chiếm 75%). Một số giảng viên lựa chọn cách hiểu 1 (chiếm 25%) cho thấy họ chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề này.

2.3.2. Thực trạng đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.

2.3.2.1. Thực trạng đánh giá các năng lực của sinh viên

Trên cơ sở tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên Trung tâm về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, đề tài tiếp tục tìm hiểu về thực trạng thực hiện vấn đề này, mà trước hết là tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện đánh giá các năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn học. Tìm hiểu về mức độ thực hiện đánh giá các năng lực quân sự của giảng viên qua hai câu hỏi 4 và 5 ở phụ lục 1 và 2, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5 Thực trạng mức độ thực hiện đánh giá các năng lực của sinh viên của sinh viên

STT Ý kiến lựa chọn

Các mức độ

Giảng viên Sinh viên

SL % SL %

1 Rất thường xuyên 2 12.5 47 25.8

2 Thường xuyên 9 56.2 55 30.2

3 Thỉnh thoảng 5 31.3 73 40.2

4 It khi 0 0 7 3.80

5 Không bao giờ 0 0 0 0

Theo kêt quả thu được thê hiện qua bảng bảng 2.5 thì giảng viên khá thường xuyên thực hiện đánh giá các năng lực quân sự của sinh viên trong quá trình dạy học môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (Giảng viên 68.7%, sinh viên 56%). Đây là điêm khá tích cực trong hoạt động dạy học và đánh giá KQHT của giảng viên.

Tuy nhiên, khi yêu cầu giảng viên nêu tên những năng lực họ thường đánh giá ở người học thì số lượng giảng viên nêu ra những năng lực mà họ đánh giá cho người học không nhiều:

Bng 2.6. Ý kiến giảng viên về những năng lực thường đánh giá ở sinh viên

STT Các năng lực được dánh giá Số ý

kiến

Tỉ lệ % 1. Năng lực chung

NL tư duy (NL tư duy phân tích, NL tư duy tổng hợp, NL

tư duy phê phán) 3 18.7

NL giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 6 37.5

NL hợp tác, làm việc nhóm 2 12.5

NL thu thập, xử lí thông tin 2 12.5

NL tự học 3 18.7

2. Năng lực quân sự

2.1. Nhóm năng lực sử dụng súng

Năng lực ngắm bắn 8 50

Năng lực tháo lắp tháo lắp súng AK 6 37.5

Năng lực bắn đạn thật 6 37.5

2.2. Nhóm năng lực đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang bị

Năng lực đảm bảo an toàn tính mạng con người 9 56.2

Năng lực bảo quản vũ khí trang bị 7 43.7

Qua kết quả thu được ở bảng 2.6 ta thấy: Giảng viên đã liệt kê được khá đa dạng những năng lực họ thực hiện đánh giá cho sinh viên. Những năng lực này cũng đã phản ánh được vào những năng lực cơ bản của môn học. Tuy nhiên, số lượng giảng viên tiến hành đánh giá từng năng lực cụ thể cho sinh viên thì không nhiều. Có 3 năng lực được giảng viên tập trung đánh giá ở sinh viên nhiều nhất là “NL đảm bảo an toàn tính mạng con người”, “NL ngắm bắn”, , “NL bảo quản vũ khí trang bị” thì cũng chỉ đạt 8 - 9 ý

kiến (tương ứng với 50 % - 56.2 % số người được hỏi). Ở các năng lực khác, con số này đều thấp dưới 37% số ý kiến được hỏi. Điều này cho thấy trên thực tế, giảng viên đã thực hiện đánh giá năng lực quân sự cho sinh viên trong quá trình dạy học nhưng số lượng thực hiện chưa nhiều.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực

Mục tiêu đánh giá KQHT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đánh giá, bởi mục tiêu sẽ quyết định đến nội dung, hình thức, phương pháp đánh giá. Xác định mục tiêu đánh giá như thế nào sẽ xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá tương ứng với nó như thế.

Để tìm hiểu xem giảng viên thường đánh giá những mục tiêu nào trong quá trình đánh giá KQHT môn học, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 6 phụ lục 1 và câu hỏi số 7 phụ lục 2 với 5 mức độ lựa chọn: 5 - rất thường xuyên; 4 - thường xuyên, 3 - thỉnh thoảng, 2 - ít khi, 1 - không bao giờ.

* Ý kiến giảng viên

Bảng 2.7. Ý kiến giảng viên về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá

TT Các mục tiêu Mức độ Tổng

điểm X TB

5 4 3 2 1

1 Nhớ kiên thức, kĩ năng môn học 3 10 3 0 0 66 4.12 3 2 Hiêu kiến thức, kĩ năng môn học 6 8 2 0 0 68 4.25 2

3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong

những tình huống quen thuộc 8 8 0 0 0 72 4.5 1

4 Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong

những tình huống mới, ít quen thuộc 3 11 2 0 0 65 4.06 4

Từ kết quả khảo sát ta thấy, mục tiêu được người dạy quan tâm hàng đầu trong đánh giá KQHT đó là mục tiêu “vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc”. Sau đó là các mục tiêu “hiểu kiến thức, kĩ năng môn học”. Giảng viên tiến hành đánh giá các mục tiêu này nằm giữa mức thường xuyên đến rất thường xuyên (với điểm trung bình là 4,25 đến 4,50). Mục tiêu “nhớ kiến thức, kĩ năng môn học” được xếp thứ 3 và đứng cuối cùng là mục tiêu “vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những

tình huống mới, ít quen thuộc” .

* Ý kiến sinh viên

Bảng 2.8. Ý kiến sinh viên về thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá

TT Các mục tiêu Mức độ Tổng

điểm X TB

5 4 3 2 1

1 Nhớ kiên thức, kĩ năng môn

học 80 80 20 0 0 784 4.30 1

2 Hiêu kiến thức, kĩ năng

môn học 72 96 8 6 0 780 4.28 2 3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc 67 102 9 4 0 778 4.27 3 4 Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống mới, ít quen thuộc

64 100 10 8 0 766 4.20 4

Theo sinh viên, mục tiêu mà giảng viên đánh giá nhiều nhất là “nhớ kiến thức, kĩ năng của môn học”. Mục tiêu “hiểu kiến thức, kĩ năng môn học” được xếp ở vị trí thứ hai. Hai mục tiêu này có điểm trung bình từ 4,28 đến 4,3 (nằm trong khoảng từ mức thường xuyên đến rất thường xuyên). Tuy nhiên, ý kiến của sinh viên cũng có điểm tương đồng với giảng viên ở chỗ họ cũng xếp mục tiêu “vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống mới, ít quen thuộc” ở vị trí cuối cùng (với điểm trung bình 4.2). Có thể so sánh điểm trung bình của giảng viên và sinh viên về mức độ thực hiện các mục tiêu đánh giá qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ điểm trung bình của giảng viên và sinh viên về mức độ

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 2 3 4 4.3 4.28 4.27 4.2 4.12 4.25 4.5 4.06 SV GV

thường xuyên thực hiện các mục tiêu đánh giá

Ghi chú:

1: Nhớ kiên thức, kĩ năng môn học 2: Hiểu kiên thức, kĩ năng môn học

3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống mới, ít quen

Qua biểu đồ trên ta thấy, trong quá trình đánh giá KQHT, giảng viên quan tâm đánh giá cho 3 mục tiêu đầu nhiều hơn, trong đó ưu tiên vào mục tiêu thứ ba làVận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc.

Chúng tôi phỏng vấn giảng viên về việc thực hiện mục tiêu đánh giá trong giảng dạy học phần Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK. Đây là học phần quan trọng trong chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh, học phần được chia thành 2 nội dung là: Quân sự chung; Chiến thuật và kỹ thuật bắn sung tiểu liên AK. Nội dung của môn học Kỹ thuật bắn sung tiểu liên AK thiên về thực hành, do vậy, mục tiêu mà giảng viên hướng tới là khả năng vận dụng, thực hành của người học trong các tình hướng thực tế. Tuy nhiên, trong đánh giá KQHT môn học này, giảng viên mới tập trung vào đánh giá các mục tiêu vận dụng ở mức độ thấp. Mục tiêu vận dụng ở mức độ cao tuy có tiến hành nhưng còn ít. Trao đổi về vấn đề này, thầy giáo H.X.T cho hay: Đây là môn học thực hành rất quan trọng, song do thời gian học tập tại Trung tâm ngắn, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, đặc biệt địa điểm bắn đạn thật phải thuê của đơn vị 382 nên việc vận dụng kiến thức vào các tình hướng mới, ít quen thuộc của sinh viên ít có cơ hội được thực hiện, chủ yếu là tập với súng tại thao trường của Trung tâm. Do đó, khi đánh giá KQHT giảng viên thường chú trọng mục tiêu “Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc”.

Môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK gồm một bài kiểm tra viết, bài thi kết thúc môn gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Do đó, phần lớn sinh viên được hỏi cho rằng mục tiêu đánh giá KQHT của môn học này là “Nhớ kiến thức, kĩ năng môn học” hay cao hơn là “Hiểu kiến thức, kĩ năng môn học”. Theo em L.T.S cho rằng: các thầy vẫn quan tâm nhiều đến đánh giá các tri thức lý thuyết của môn học. Giảng viên cũng đã thực hiện đánh giá các năng lực thực hành của sinh viên nhưng việc đánh giá vẫn nghiêng nhiều về kiến thức hơn là đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng trong giải quyết tình huống.

Thiết nghĩ, với việc kiểm tra và thi như hiện nay thì sinh viên có suy nghĩ như vậy là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên không được phản ánh qua kết quả bắn đạn thật mà thể hiện qua việc thực hành các thao tác và trả lời câu hỏi vấn đáp. Đây là một lý do mà sinh viên xếp mục tiêu “Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống quen thuộc” và “Vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những tình huống mới, ít quen thuộc” ở những vị trí cuối cùng.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá của sinh viên theo tiếp cận năng lực

Năng lực không thể đo lường trực tiếp mà phải được suy luận từ những công việc, việc làm cụ thể của sinh viên. Do vậy, để đánh giá năng lực quân sự của sinh viên, giảng viên dựa vào sản phẩm mà họ đã thực hiện hay thông qua quá trình họ tiến hành một hoạt động nào đó, hay cũng có thể đánh giá thông qua cả sản phẩm và quá trình thực hiện của họ.

Để tìm hiểu xem giảng viên thường giao cho sinh viên thực hiện những nhiệm vụ đánh giá nào? Chúng tôi đưa ra câu hỏi số 7 phụ lục 1 và câu hỏi số 8 phụ lục 2 . Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.2: Các loại nhiệm vụ đánh giá mà giảng viên thường giao cho sinh viên thực hiện

Ghi chú:

1: Quá trình thực hiện hoạt động 2: Sản phẩm 0 20 40 60 80 100 1 2 3 11 19.3 69.7 6.3 18.7 75 SV GV

3: Sản phẩm và quá trình thực hiện hoạt động

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy loại nhiệm vụ được giảng viên ưu tiên cho sinh viên thực hiện nhiều nhất là vừa đánh giá cả sản phẩm, vừa đánh giá cả quá trình thực hiện hoạt động (75% ý kiến của cả giảng viên và 69.7% sinh viên đều lựa chọn loại nhiệm vụ này). Tiếp đó là nhiệm vụ đánh giá các sản phẩm do sinh viên làm ra, còn nhiệm vụ đánh giá quá trình thực hiện hoạt động ít được giảng viên lựa chọn giao cho sinh viên.

Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã trò chuyện thêm với các sinh viên và em L.T.T.T cho biết: các nhiệm vụ đòi hỏi đánh giá cả sản phẩm và quá trình hoạt động các em thường được làm là các nhiệm vụ luyện tập theo nhóm, thực hành các thao tác, động tác trước lớp. Còn loại nhiệm vụ sản phẩm giảng viên thường yêu cầu là viết các bài viết báo cáo, tiểu luận.

2.3.2.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá theo tiếp cận năng lực

Những loại nhiệm vụ đánh giá nêu trên sẽ được đánh giá thông qua các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá cụ thể. Vấn đề thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực được tìm hiểu thông qua câu hỏi số 8 phụ lục 1 và câu hỏi số 9 phụ lục 2.

* Ý kiến giảng viên

Bảng 2.9. Ý kiến giảng viên về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực

TT Các PP, HT đánh giá Mức độ Tổng X TB

5 4 3 2 1

1 Kiểm tra vấn đáp 3 8 4 1 0 61 3,8 4

2 Trăc nghiệm khách quan 1 10 4 1 0 59 3,68 6

3 Kiểm tra tự luận 5 8 2 1 0 64 4,0 3

4 Kiểm tra thực hành 1 12 3 0 0 60 3,75 5

5 Quan sát 9 4 3 0 0 70 4,3 2

6 Thảo luận nhóm 8 7 1 0 0 71 4,43 1

7 Dự án học tập 0 8 4 4 0 52 3,25 9

9 Sinh viên đánh giá lẫn nhau 0 10 3 3 0 55 3,43 8 Kết quả khảo sát của bảng 2.9 cho thấy, giảng viên sử dụng các phương pháp, hình thức với mức độ khác nhau. Cụ thể, có ba nhóm phương pháp, hình thức đánh giá được giảng viên sử dụng ở ba mức độ khác nhau. Nhóm phương pháp, hình thức có mức độ sử dụng thường xuyên nhât có điểm trung bình dao động trong khoảng từ 4,0 đến 4,430 (từ thường xuyên tới rât thường xuyên). Đây là các phương pháp, hình thức kiểm tra tự luận, quan sát, thảo luận nhóm. Nhóm thứ hai được sử dụng khá thường xuyên với điểm trung bình từ 3,68 đến 3,80 bao gồm các phương pháp, hình thức kiểm tra vân đáp, kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan, kiểm tra thực hành. Nhóm phương pháp, hình thức thứ ba có mức độ sử dụng ít nhât với điểm từ 3,25 đến 3,5 (mức thỉnh thoảng) gồm các phương pháp dự án học tập, sinh viên tự đánh giá và sinh viên đánh giá lẫn nhau. Tuy mức độ sử dụng các phương pháp, hình thức có sự khác nhau song có thể thây giảng viên đã sử dụng khá đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá KQHT môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK theo tiếp cận năng lực.

* Ý kiến sinh viên

Bảng 2.10 Ý kiến sinh viên về thực trạng thực hiện các phương pháp đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực

TT Các PP, HT đánh giá Mức độ Tổng X TB

5 4 3 2 1

1 Kiểm tra vấn đáp 80 80 15 7 0 779 4.28 3

2 Trăc nghiệm khách quan 58 100 17 7 0 755 4.14 6

3 Kiểm tra tự luận 72 85 10 5 0 780 4.29 2

4 Kiểm tra thực hành 68 97 15 2 0 777 4.26 4

5 Quan sát 65 102 12 3 0 775 4.25 5

6 Thảo luận nhóm 72 100 8 2 0 781 4.32 1

7 Dự án học tập 0 48 82 22 10 654 3.59 9

8 Sinh viên tự đánh giá 0 55 96 20 11 741 4.07 7

9 Sinh viên đánh giá lẫn nhau 44 93 25 20 0 707 3.88 8 Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 ta thấy: hình thức được sinh viên cho là giảng

viên dùng nhiều nhât trong đánh giá KQHT ở Trung tâm là thảo luận nhóm với điểm trung bình 4,32 (thuộc mức giữa từ thường xuyên tới rât thường xuyên). Các phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)