Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 108 - 111)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Để đánh giá mức độ khả thi của 4 biện pháp trên chúng tôi tiến hành khảo sát trên 16 giảng viên, kết quả thu được như sau:

0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 90 95 90 85 10 5 10 15 0 0 0 0 Tỉ lệ % Biện pháp

Biểu đồ 3.2: Ý kiến của giảng viên về mức độ khả thi của các biện pháp

Ghi chú: Các tiêu chí được quy định tại câu hỏi 2 - phụ lục 3.

Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:

- 90% giảng viên cho rằng “Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí , quy trình đánh giá” và “Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực là các biện pháp mang tính khả thi.

- 85% giảng viên đánh giá biện pháp 3 “Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên” và biện pháp 3 “Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá” là khả thi.

- 80% giảng viên đồng ý đánh giá biện pháp “Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên” là biện pháp mang tính khả thi.

Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không khả thi.

Như vậy, đại đa số giảng viên đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên là mang tính khả thi, góp phần nâng cao đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.

Qua phân tích kết quả sảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp trên, chúng tôi thấy rằng giảng đều đánh giá các biện pháp trên ở mức độ rất cần thiết, khả thi khá cao (87%), không có ai cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết, không khả thi. 0 20 40 60 80 100 1 2 3 4 90 90 85 80 10 10 15 20 0 0 0 0 Tỉ lệ % Biện pháp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và dựa trên các nguyên tắc xây dựng biện pháp, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng và công khai các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình đánh giá.

Biện pháp 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá

Biện pháp 4: Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên.

Mỗi biện pháp trên với mục đích, nội dung và cách thực hiện khác nhau đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá KQHT môn Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK theo tiếp cận năng lực của sinh viên tại Trung tâm.

Sau khi tiến hành khảo nghiệm trên 16 giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, kết quả thu được rất khả quan. Đội ngũ giảng viên đều đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp trên. Qua đó, tạo điều kiện để quá trình đánh giá KQHT ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của đơn vị trong mỗi giai đoạn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)