8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại Trung tâm Giáo
3.2.4. Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của
sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Tự đánh giá giúp người học nhìn lại những minh chứng của quá trình học tập, qua đó thấy được các điểm mạnh, yếu của cá nhân và ý thức, trách nhiệm hơn về việc học của bản thân mình.
Đánh giá đồng đẳng giúp người học có cơ hội tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, thể hiện được những năng lực của người học, đồng thời tạo thêm các động lực để họ cố gắng. Đánh giá đồng đẳng không những phát triển khả năng đánh giá cho sinh viên mà còn phát triển lợi ích nhóm, tinh thần tập thể của sinh viên.
Như vậy, sự kết hợp giữa đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đăng của sinh viên nhằm giúp giảng viên có cái nhìn khách quan hơn trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, đồng thời giúp cho họ biết cách đánh giá KQHT của chính bản thân mình, qua đó biết mình đạt kết quả ở mức nào so với mục tiêu đề ra.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành
Giảng viên tổ chức cho sinh viên thiết kế các tiêu chí tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá đồng đăng. Từ các kết quả của sinh viên, giảng viên làm cơ sở để đánh giá KQHT cho sinh viên. Cụ thể:
- Tổ chức cho sinh viên xây dựng những tiêu chí tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Thông thường, giảng viên sẽ là người xây dựng những tiêu chí đánh giá, nhưng nếu cho sinh viên có cơ hội được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá này sẽ giúp họ không những hiểu việc đánh giá KQHT của họ mà còn giúp họ có them các kiến thức về đánh giá để thực hiện công việc này trong các giai đoạn học tập tiếp theo.
- Hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Sau khi xây dựng được các tiêu chí đánh giá, giảng viên thông báo, hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên thực hiện tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Trong quá trình tiến hành tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của sinh viên, giảng viên cần phải theo sát để kịp thời hỗ trợ và điều chỉnh để sinh viên không đi chệch hướng.
Để thực hiện tốt việc phối hợp này, giảng viên là người giữ vai trò quan trọng và cần lưu ý:
- Dành nhiều thời gian cho việc thiết kế các tiêu chí cũng như tổ chức cho sinh viên tiến hành tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
- Xây dựng những bài kiểm tra, mẫu phiếu học tập chi tiết, cụ thể, rõ ràng. -Trong khi đánh giá, giảng viên thường xuyên trao đổi với sinh viên để họ nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân, những gì đã làm được và chưa làm được để rút kinh nghiệm và tìm cách sửa chữa, khắc phục.
- Giảng viên khuyến khích sinh viên để họ chủ động, tích cực, tự giác và có ý thức trách nhiệm trong quá trình tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn cùng lớp.
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện
đẳng của sinh viên thì giảng viên cần giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên cách đánh giá cũng như tự đánh giá. Sinh viên cần phải thể hiện thái độ chủ động, tự giác, tích cực, nghiêm túc trong tự đánh giá và đánh giá bạn cùng học.