Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập

1.3.2. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập

Dựa trên những nghiên cứu lý luận về đánh giá kết quả học tập cũng như qua thực tiễn đánh giá, tác giả đưa ra các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập như sau:

1.3.2.1. Đảm bảo sự minh bạch

Đánh giá minh bạch nghĩa là công khai và rõ ràng đối với người đánh giá và đối tượng đánh giá về tất cả các vấn đề liên quan. Đối tượng đánh giá cần phải biết mình sẽ được đánh giá bằng phương pháp nào, thời điểm nào, trong bối cảnh nào, bằng tiêu chí nào? Sau đánh giá, đối tượng đánh giá sẽ nhận được thông tin phản hồi về kết quả thực hiện của mình ở mức độ nào và cần cải thiện những gì. Nếu các tiêu chí đánh giá đều được chấp nhận, dễ hiểu, có ý nghĩa thực tiễn, đồng thời các phương pháp và kế hoạch đánh giá tốt thì các vai trò và trách nhiệm của các bên (người đánh giá, đối tượng đánh giá, cán bộ quản lý giám sát,...) càng dễ dàng được kiểm soát.

1.3.2.2. Đảm bảo độ giá trị

Độ giá trị liên quan đến đánh giá trong hệ thống dựa trên năng lực bao gồm kỹ năng, kiến thức và tích hợp chúng với ứng dụng thực tế. Những nhận định để xác định năng lực phải dựa trên chứng cứ thu thập được trong một vài bối cảnh hay tình huống. Độ giá trị nói đến các phương pháp và công cụ đánh giá cho phép thu được những thông tin chứng cứ cần phải có, đo được cái định đo tức là mức độ đạt được mục tiêu đánh giá.

Một đánh giá được lập kế hoạch tốt khi người đánh giá và đối tượng đánh giá biết rõ cái gì sẽ được đánh giá và dựa trên những chứng cứ nào, xác định rõ mục tiêu đánh giá, quy trình thực hiện công việc, kết quả và khả năng phối hợp hoạt động với người khác trong tổ, nhóm.

1.3.2.3. Đảm bảo độ tin cậy

Đánh giá đáng tin cậy tức là luôn luôn nhất quán đo được cái dự định đo. Một đánh giá chỉ có giá trị thực sự nếu người đánh giá đưa ra cùng một nhận định về đối tượng với chứng cứ như nhau ở các địa điểm khác nhau. Nếu từ hai người đánh giá trở lên, với các chứng cứ như nhau sẽ có cùng kết luận về năng lực của người được đánh giá. Độ tin cậy là điều kiện cần đối với độ giá trị của đánh giá.

Tin cậy cũng có nghĩa là thực hành đánh giá cần được thường xuyên theo dõi và xem xét lại để bảo đảm rằng có sự nhất quán trong việc diễn giải chứng cứ thu thập được. Để bảo đảm độ tin cậy của phương pháp, đánh giá viên phải:

+ Có năng lực trong chính các tiêu chuẩn được đánh giá;

+ Hiểu biết chi tiết về các tiêu chuẩn và sử dụng chúng như những tham chiếu trong hoàn cảnh cụ thể.

1.3.2.4. Đảm bảo tính linh hoạt

Tính linh hoạt thể hiện trong cách thức tổ chức và quy trình đánh giá, thu thập thông tin. Đối với quy trình thực hiện công việc đòi hỏi thời lượng nhiều thì có thể sử dụng các sản phẩm trung gian được lựa chọn sẵn để tiết kiệm nguồn lực thời gian và nguyên vật liệu tiêu hao.

Linh hoạt trong đánh giá theo năng lực nói chung còn thể hiện ở chỗ quá trình công nhận năng lực, và do đó, cả phương pháp đánh giá đều không quan tâm đến việc năng lực đó đạt được ở đâu và bằng cách nào. Ví dụ, năng lực có thể đạt được thông qua: Đào tạo chính quy hoặc không chính quy; kinh nghiệm làm việc; kinh nghiệm sống nói chung; hoặc bất kỳ sự kết hợp nào các cách trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên theo tiếp cận năng lực​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)