8. Cấu trúc luận văn
1.3. Một số vấn đề lý luận về đánh giá kết quả học tập
1.3.3. Phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
1.3.3.1. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Trong quá trình đánh giá kết quả học tập, giảng viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, những phương pháp kiểm tra, đánh giá cơ bản thường được sử dụng gồm: phương pháp kiểm tra vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra thực hành, phương pháp quan sát.
* Phương pháp kiểm tra vấn đáp
Đây là phương pháp người dạy tổ chức hỏi và đáp giữa người dạy và người học qua đó thu thập được thông tin về KQHT của người học sau một giai đoạn học tập nhất định. Phương pháp này có hai hình thức cơ bản sau:
- Kiểm tra vấn đáp được sử dụng trong đánh giá không chính thức với chức năng hỗ trợ. Loại vấn đáp này thường dùng trong quá trình dạy học để kiểm tra phản hồi thông tin của sinh viên để biết mức độ hiểu bài,mức độ đạt được các kĩ năng cần thiết, qua đó có sự điều chỉnh hoạt đông dạy và học một cách phù hợp.
- Thi vấn đáp được dùng trong đánh giá chính thức nhằm xác định mức độ đạt được so với mục tiêu học tập ban đầu, thường được tổ chức vào cuối quá trình học tập của SV.
Phương pháp kiểm tra vấn đáp thường được dùng để đánh giá mức độ về kiến thức, các năng lực tư duy bậc cao của sinh viên. Bên cạnh đó, thông qua trao đổi trực tiếp với người học, người dạy còn đánh giá được thái độ của họ. Trong quá trình đánh giá, giảng viên có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá một số kĩ năng thực hành của người học, tuy nhiên nhưng không nhiều.
* Phương pháp kiểm tra viết
Đây là phương pháp kiểm tra đánh giá mà trong đó giảng viên đưa ra một vài câu hỏi hoặc vấn đề nào đó, sau đó sinh viên viết các câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Các bài viết của sinh viên sẽ là cở để giảng viên đánh giá mức độ về thành tích học tập của họ.
Phương pháp kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra kiểu truyền thống với hai hình thức kiểm tra cơ bản là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Trong đó, hình thức trắc nghiệm khách quan thường được áp dụng để đánh giá cho các mục tiêu về kiến thức, song hình thức này lại bị hạn chế khi đánh giá các mục tiêu khác. Còn tự luận là hình thức có ưu thế khi sử dụng để đánh giá các mục tiêu kiến thức và mục tiêu kĩ năng tư duy bậc cao của người học.
* Phương pháp kiểm tra thực hành
Đây là phương pháp mà giảng viên đánh giá sinh viên thông qua hoạt động thực tế. giảng viên tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động thực hành, thực tiễn, qua đó thu được những thông tin về kĩ năng thực hành của họ. Phương pháp kiểm tra này thường sử dụng để đánh giá các kĩ năng của sinh viên. Hệ thống kĩ năng của từng môn học rất phong phú, đa dạng với ba hình thức chính là nói, viết và hoạt động thực hành. Phương pháp này có ưu thế trong đánh giá các mục tiêu về kĩ năng, đồng thời qua kĩ năng làm việc cũng như sản phẩm mà người học làm ra, người dạy có thể đánh giá được về kiến thức cũng như năng lực tư duy và thái độ của người học.
* Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp dùng để thu thập thông tin về đối tượng quan sát thông qua quá trình tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong đánh giá thái độ học tập của sinh viên. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá quá trình hoạt động hoặc các sản phẩm do sinh viên làm ra. Tuy nhiên, phương pháp nàyít được dùng để đánh giá
kiến thức hay các kĩ năng tư duy của người học.
* Tự đánh giá
Tự đánh giá là việc sinh viên tham gia đánh giá KQHT đạt được của bản thân mình dựa trên các tiêu chí do giảng viên đưa ra. Phương pháp này giúp người học hiểu rõ những gì đã đạt được, đã tiến bộ, những gì chưa làm được, cần cố gắng trong thời gian tới, đặc biệt rèn luyện cho họ cách tự học.
* Đánh giá đồng đẳng
Đánh giá đồng đẳng là phương pháp mà người học tham gia vào việc đánh giá sản phẩm và công việc của các bạn học khác dựa trên những tiêu chí xác định. Thông qua quá trình đánh giá này, người học có thể học hỏi những điểm tốt hay rút kinh nghiệm từ những điểm chưa tốt của các bạn học khác, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.
1.3.3.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Có 2 hình thức đánh giáKQHT: đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Trong đó, đánh giá quá trình được sử dụng thường xuyên, chú trọng với nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau sau từng chủ đề, từng chương trình nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học hơn quá trình đánh giá kết quả học tập của môn học, khoa học (đánh giá tổng kết).
(1) Đánh giá quá trình * Đánh giá lớp học
Đánh giá lớp học là một phương pháp tiếp cận dạy học và một tập hợp của các kỹ thuật. Các hoạt động trong lớp học đem lại cho cả người dạy và người học những thông tin phản hồi hữu ích về quá trình dạy và học. Đánh giá lớp học khác với kiểm tra và các hình thức đánh giá học tập khác ở chỗ nó là nhằm cải thiện quá trình không phải là đánh giá tổng kết. Mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để cải thiện quá trình dạy học.
Các hình thức đánh giá lớp học: Đánh giá thông qua các bài kiểm tra trong lớp học, đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận, đánh giá thông qua quan sát trong quá trình dạy học, Người học tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá qua thực tiễn.
Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát, nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của HS ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khoá/lớp học hoặc một môn học, học phần, chương trình.
Đánh giá tổng kết diễn ra vào cuối học kì hoặc cuối khóa học nhằm cung cấp thông tin về kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục của mỗi giai đoạn. Nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn học sinh, phân phối học sinh vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS... Tuy nhiên, nó không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập được đánh giá. Tất nhiên nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, cho những lớp học sinh kế tiếp.…
1.3.3.3. Các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập * Các công cụ thu thập thông tin về kết quả học tập
Dựa trên cơ sở các phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá ở trên sẽ có các công cụ sử dụng tương ứng nhằm thu thập thông tin về KQHT của người học là:
- Các câu hỏi, bài tập vấn đáp
- Các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan - Các câu hỏi, bài tập tự luận
- Các câu hỏi, bài tập thực hành liên quan đến các dạng thể hiện nói, viết, vận động.
- Phiếu quan sát, biên bản ghi chép v.v...
Ngoài các công cụ trên còn có những công cụ khác dùng trong kiểm tra - đánh giá thường xuyên như: biên bản thảo luận nhóm, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài báo cáo, bài thu hoạch, chủ đề xêmina, dự án học tập, hồ sơ học tập v.v...
* Các công cụ chấm điểm
Khi người dạy xây dựng các công cụ kiểm tra nhằm thu thập thông tin , bằng chứng về KQHT của người học, thì còn phải thiết kế cả công cụ dùng để chấm điểm các bài kiểm tra đó. Đối với các bài kiểm tra viết, công cụ chấm điểm thường là các
hướng dẫn chấm điểm bao gồm đáp án và thang điểm để làm căn cứ cho việc chấm điểm của giảng viên. Ngoài ra cũng có thể sử dụng bảng kiểm, thang đánh giá v.v... để chấm điểm.
Như vậy, hệ thống phương pháp, công cụ của kiểm tra - đánh giá tương đối phong phú, đa dạng. Giảng viên muốn đánh giá có hiệu quả KQHT của người học cần sử dụng tích hợp các phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá, đặc trưng của từng môn học và môi trường giáo dục.
1.3.3.4. Một số phương án nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá KQHT
Theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, đòi hỏi quá trình đào tạo tại các nhà trường cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc học phần với mục tiêu giúp người học nắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng quân sự, tăng cường khả năng xử lý tình huống thực tiễn và hạn chế tối đa quá trình đào tạo lại, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sau khi người học hoàn thành chương trình học tập. Do đó, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay. Theo đó, cần chú trọng vào những phương án sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá, thi kết thúc học phần, chuẩn đầu ra
Thứ hai, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao ý thức tự giác của người học trong quá trình thi, kiểm tra.
Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống ngân hàng đề thi nhằm phục vụ công tác kiểm tra đánh giá, thi kết thúc học phần, chuẩn đầu ra hiệu quả.
Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị quản lý giáo dục và các đơn vị giảng dạy trong hoạt động kiểm tra đánh giá, thi kết thúc học phần, chuẩn đầu ra.