Đơn vị tính: Triệu đồng
Số thứ tự CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A. TÀI SẢN
I Tiền mặt tại quỹ 15,380 16,009 18,704 1 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam 10,849 11,798 17,069 2 Tiền mặt ngoại tệ 4,453 4,126 1,635 3 Kim loại quý đá quý 78 85 0 II Tiền gửi tại NHNN 0 0 0 III Tiền gửi tại các TCTD 17,901 13,050 0 IV Cho vay các TCTD khác 0 0 0 - Cho vay các TCTD khác 0 0 0 - Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0
V Cho vay khách hàng 2,642,979 2,337,379 1,603,265
1 Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc
2,642,316 2,337,379 1,603,265
2 Chiết khấu giấy tờ có giá 663 0 0
3 Nợ chờ xử lý 0 0 0
4 Nợ cho vay đƣợc khoanh 0 0 0 5 Cho vay bằng vốn tài trợ ủy thác 0 0 0
6 Tín dụng khác đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc
0 0 0
7 Dự phòng rủi ro tín dụng 0 0 0 VI Các khoản đầu tƣ 0 0 0 1 Đầu tƣ vào chứng khoán 0 0 0 - Dự phòng giảm giá chứng khoán 0 0 0 2 Góp vốn liên doanh, mua cổ phần 0 0 0 - Dự phòng giảm giá 0 0 0 VII Tài sản 17,515 14,578 11,325
1 Tài sản cố định 17,436 14,459 11,217 - Nguyên giá tài sản cố định 36,758 35,371 31,737 - Hao mòn tài sản cố định (19,322) (20,912) (20,520) 2 Tài sản khác 79 119 108 VIII Tài sản có khác 175,087 642,540 1,541,026
1 Các khoản phải thu 8,502 8,588 663,072 2 Các khoản lãi cộng dồn dự thu 63,313 10,842 41,299
- Dự phòng rủi ro lãi phải thu 0 0 0
3 Tài sản có khác 103,272 623,110 836,655 4 Các khoản dự phòng rủi ro khác 0 0
A TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2,868,862 3,023,556 3,174,320 B. NGUỒN VỐN
I Tiền gửi của kho bạc nhà nƣớc và TCTD khác
1 Tiền gửi của kho bạc nhà nƣớc 194,528 260,162 268,881 2 Tiền gửi của TCTD khác 12 194 196 II Vay NHNN, TCTD khác 503 225 113
1 Vay NHNN 0 0 0
2 Vay TCTD trong nƣớc 503 225 113 3 Vay TCTD ở nƣớc ngoài 0 0 0 4 Nhận vốn cho vay đồng tài trợ 0 0
III Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cƣ 2,297,502 2,473,708 2,770,324 1 Tiền gửi của khách hàng trong nƣớc 626,644 594,973 614,674 2 Tiền gửi tiết kiệm 1,669,356 1,877,840 2,152,668 3 Tiền gửi khách hàng nƣớc ngoài 0 0 0
4 Tiền ký quỹ 1,502 895 2,982 IV Vốn tài trợ ủy thác đầu tƣ 210,000 180,000 0
V Phát hành giấy tờ có giá 95,499 11,643 12,989 VI Tài sản nợ khác 43,116 68,768 92,884 1 Các khoản phải trả 7,784 8,402 8,208 2 Các khoản lãi, phí phải trả 35,041 60,332 84,633 3 Tài sản nợ khác 291 34 43 VII Vốn và các quỹ 27,702 28,856 28,933
1 Vốn của TCTD 0 0 0
- Vốn điều lệ 0 0 0
- Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản 0 0 0
- Vốn khác 0 0 0
2 Quỹ của TCTD 127 598 488
3 Lãi/Lỗ kỳ trƣớc 0 0 0
4 Lãi/Lỗ kỳ này 27,575 28,258 28,445
B TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2,868,862 3,023,556 3,174,320 Nguồn: Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Trong bảng cân đối kế toán của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn, ở bên Tài sản ta thấy mục cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khoản mục khác
chứng tỏ Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng từ việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền huy động đƣợc. Cụ thể cho vay khách hàng năm 2011 cao nhất trong 3 năm đạt 2,642,979 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2012 cho vay khách hàng còn 2,337,379 triệu đồng, giảm 305,600 triệu đồng so với 2011. Năm 2013 khoản mục này lại tiếp tục giảm 734,114 triệu đồng, còn lại 1,603,265 triệu đồng. Điều này thể hiện qua 3 năm dƣ nợ cho vay giảm liên tục vì hàng loạt những khó khăn xảy ra đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Số lƣợng doanh nghiệp phá sản tăng dần qua các năm 2012, 2013 và bất động sản đóng băng là những nguyên nhân khiến nợ xấu ở các ngân hàng tăng nhanh. Chính vì thế Agribank đã rất cẩn trọng trong những khoản vay mới nhằm hạn chế rủi ro nợ xấu tăng trƣởng và tích cực xử lý nợ xấu. Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn còn tuân thủ quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động CVTD. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tỉ lệ dƣ nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tổng dƣ nợ cho vay 2,642,979 2,337,379 1,603,265 Tổng nguồn vốn huy động 2,734,658 2,952,719 3,190,960 Tỉ lệ dƣ nợ cho vay/nguồn vốn huy động 96.65% 79.16% 50.24%
Nguồn: Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Tỉ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động (tỉ lệ LTD: Loan to Deposit) tại Agribank Nam Sài Gòn giảm dần qua các năm. Theo bảng 2.2 thì tỉ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động năm 2011 là 96.65%, năm 2012 giảm 17.49% còn 79.16%, năm 2013 tỉ lệ này còn 50.24%, giảm 28.91%. Năm 2011 tỉ lệ LTD quá cao, tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng gần bằng nguồn huy động đƣợc dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đến năm 2012, tỉ lệ LTD giảm xuống còn 79.16% gần mức 80% tối đa của các ngân hàng (chấp hành tốt theo quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, 20/05/2010), thể hiện hiệu quả kinh doanh yếu tố đầu ra mà vẫn đảm bảo mức an toàn tín dụng. Năm 2013 tỉ lệ LTD là 50.24%, cho thấy
ngân hàng chƣa tận dụng đƣợc hết nguồn vốn, hiệu quả chƣa cao do tổng dƣ nợ cho vay 2013 giảm mạnh từ 2,337,379 triệu đồng xuống còn 1,603,265 triệu đồng.
Và khoản mục có tỷ trọng cao thứ hai trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng đó là Tài sản có khác. Trong Tài sản có khác gồm có khoản phải thu năm 2013 là 663,072 triệu đồng so với 2012 là 8,588 triệu đồng, tăng 654,484 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khi khách hàng không trả đƣợc khoản vay, các tài sản thế chấp nhƣ bất động sản bị đóng băng, đƣa ra thanh lý mà không bán đƣợc nên khoản vốn gốc không thu hồi dẫn đến khoản phải thu tăng mạnh. Thứ hai là lãi cộng dồn dự thu từ 10,842 triệu đồng năm 2012 lên 41,299 triệu đồng năm 2013, tăng 30,457 triệu đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc thu nợ và thu lãi vay với khách hàng. Khoản phí quá hạn của những món nợ xấu sẽ tính lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trên HĐTD, chính vì thế khoản lãi cộng dồn dự thu tăng cao. Bên cạnh đó tình hình kinh tế trong thời gian này khó khăn nên các tổ chức hay hộ sản xuất có xu hƣớng không trả nợ đúng hạn và gia hạn khoản nợ nên hai khoản trên gia tăng nhƣ thế.
Khoản mục cao thứ ba là tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các TCTD. Nhƣ chúng ta đã biết nguồn vốn là công cụ không thể thiếu cho bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động kinh doanh. Nhƣng tỷ trọng của chỉ tiêu này đã thay đổi giảm xuống trong năm 2013 (giảm từ 33,281 triệu đồng năm 2011 xuống còn 29,059 triệu đồng năm 2012, giảm 4,222 triệu đồng; và 2013 đạt 18,703 triệu đồng tiếp tục giảm 10,356 triệu đồng so với 2012) điều này phù hợp với xu hƣớng hiện đại hóa ngành ngân hàng đa dạng hóa hình thức kinh doanh và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng Trung ƣơng. Trong các môn học nhƣ Tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị ngân hàng thƣơng mại có bài học liên quan đến quản trị và giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tƣ đều có câu “Don't put all your eggs in one basket” (Không nên để tất cả trứng ở cùng một giỏ) (Peter Rose, 2008) và Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn đã làm tốt việc là không để nguồn tiền quá nhiều trong khoản mục tài sản mà sẽ có một số tiền dự trữ hợp lý để tạo tính thanh khoản, còn lại là để dùng cho các hoạt động khác nhƣ hoạt động đầu tƣ, bù đắp chi phí và cải thiện tình hình kinh doanh. Do đặc thù của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn trong 3 năm 2011-2013 không mở thêm Phòng giao dịch trực thuộc nào nữa nên tỷ trọng chỉ tiêu tài sản cố định trong tổng tài sản là khá nhỏ và giảm theo thời gian vì đƣợc khấu hao dần qua các năm, cụ thể
Tài sản cố định còn 17,436 triệu đồng năm 2011, 14,459 triệu đồng năm 2012 và còn 11,217 triệu đồng năm 2013.
Qua đến bên Nguồn vốn của bảng cân đối Kế toán, ta thấy tiền gửi của Tổ chức kinh tế và dân cƣ chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng trƣởng tốt qua các năm. Cụ thể tăng từ 2,297,502 triệu đồng năm 2011 lên 2,473,708 triệu đồng năm 2012, tăng 176,206 triệu đồng. Sang năm 2013 đạt 2,770,324 triệu đồng, tăng 296,616 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng việc huy động vốn của Chi nhánh rất tốt vì có các sản phẩm tiết kiệm đa dạng, lãi suất phù hợp và quan trọng là tạo đƣợc uy tín vững vàng trong lòng ngƣời dân không chỉ ở vị trí tọa lạc là quận 7 mà còn thu hút và tạo dựng đƣợc nhiều mối quan hệ ở các khu vực khác trong thành phố gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Tình hình Huy động vốn chi tiết cũng đƣợc thể hiện ở bảng sau: