Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định và kiểm tra sau cho vay để giảm thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam sài gòn​ (Trang 103 - 105)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.2 Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lƣợng hoạt động cho

3.2.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định và kiểm tra sau cho vay để giảm thiểu

thiểu nợ xấu (Giải pháp cho hạn chế số 2)

Nhƣ đã trình bày trên phần hạn chế, mặc dù xét về con số tuyệt đối thì nợ xấu giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu/tổng dƣ nợ có xu hƣớng tăng vào năm 2013

do tín dụng giảm nên chi nhánh cần thận trọng hơn trong việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là nâng cao công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro tín dụng ngay từ đầu. Chi nhánh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc cho công tác thu hồi nợ, chú trọng quản lý theo nhóm khách hàng, ngành hàng kết hợp nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, xem xét kĩ khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không để tránh tình trạng vỡ nợ, ngăn chặn nợ xấu. Bên cạnh đó Chi nhánh cần kết hợp phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và TSBĐ đƣợc tiến hành kịp thời để xác định khả năng thu hồi nợ và xây dựng biện pháp, lộ trình thu nợ hợp lý.

Khi khoản vay đƣợc phát sinh nghĩa là Chi nhánh đã chấp nhận rủi ro và mức lợi nhuận nhận lại đƣợc là lãi suất cho vay. Rủi ro ở chỗ là liệu khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích trong đơn xin vay, khoản tín dụng đó có đem lại hiệu quả nhƣ đã thẩm định và TSBĐ cho khoản tín dụng có thực sự đảm bảo cho khoản vay của khách hàng, có thể thanh lý, có chính chủ và tranh chấp hay không. Tất cả những vấn đề đó có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy mọi sự cân nhắc khi cho vay sẽ hạn chế các tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Việc có thêm nhiều khách hàng nhằm giúp tăng trƣởng doanh số cho vay là yếu tố cần nhƣng chƣa đủ. Chi nhánh Nam Sài Gòn cần chọn lọc các điều kiện đủ tốt về tài chính, năng lực kinh doanh và uy tín để có đƣợc những khách hàng tốt, đáp ứng một khoản vay sạch. Vì thế nếu hoàn thành xong giai đoạn thẩm định và giải ngân thì chƣa đủ để đảm bảo rằng khoản vay sẽ đƣợc hoàn trả. Do đó sau khi cho vay cần quan sát, quản lý theo dõi khoản tín dụng đó bằng cách thƣờng xuyên tới thăm nôm nhà cửa, cơ sở sản xuất và giữ liên lạc thƣờng xuyên với khách hàng.

Thông thƣờng rủi ro xảy ra là khi đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng nhận đƣợc thông tin bên vay không có khả năng trả nợ thì đã trễ. Nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 2, phần 2.2.1: Quy trình CVTD tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn CBTD sẽ phải gọi báo trƣớc khoảng năm ngày để khách hàng chuẩn bị kịp thời khoản tiền trả lãi. Song để hiệu quả hơn, CBTD cần đến gặp trực tiếp hoặc gọi điện nhắc nợ trƣớc ít nhất một tuần làm việc để khách hàng chuẩn bị kịp nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng đúng hẹn. Bên cạnh đó, CBTD có thể làm giấy ủy nhiệm chi gửi GDV trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Chi nhánh hay phòng giao dịch và có báo trƣớc với khách hàng. Chính vì thế, việc khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại đơn vị thì rất cần thiết và tiện lợi trong việc thu lãi vay của khách hàng. Nếu có đƣợc thông tin khách hàng gặp khó

khăn trong việc trả nợ sớm hơn thì ngân hàng có thể là ngƣời tƣ vấn cho khách hàng qua việc cơ cấu nợ, gia hạn lại thời gian trả nợ. Chính vì thế việc kiểm tra sau khi cho vay nên đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên thì sẽ có khả năng ngăn ngừa sớm và hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam sài gòn​ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)