4) Nắm bắt đƣợc những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,
1.3.2 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. CVTD cũng là một phần của hoạt động tín dụng, song nó ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đây cũng là một điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng với nhau trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay khi quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài những tích cực đến các NHTM, CVTD còn mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và cả nền kinh tế.
Đối với ngân hàng:
CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi và góp phần tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chung cho ngân hàng.
CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó giúp ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.
Đối với người tiêu dùng:
Tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng đáp ứng những nhu cầu cần thiết kịp thời. Cho phép ngƣời tiêu dùng hƣởng những tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền.
Đối với nền kinh tế:
Từ khi CVTD đƣợc đáp ứng thì hiện tƣợng vay nóng đƣợc đẩy lùi. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này mà chính sách kích cầu kinh tế đƣợc tăng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc CVTD góp phần tích cực đến nền kinh tế thì cũng gặp một số rủi ro sau:
Rủi ro ngƣời đi vay thất nghiệp.
Rủi ro ngƣời đi vay vi phạm pháp luật hình sự. Rủi ro ngƣời đi vay chết, mất tích, tai nạn.
Tất cả những rủi ro trên đều không đảm bảo việc trả nợ của ngƣời đi vay, vì vậy ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp và linh động để đảm bảo việc hạn chế rủi ro tốt nhất (Hồ Thiện Thông Minh, 2014).