CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng
1.3.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng (2010): “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều (2012): “Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống của dân cư bao gồm cá nhân và hộ gia đình như mua nhà ở, đất ở; sửa chữa nhà; du lịch; học tập; chữa bệnh; mua, sửa chữa phương tiện đi lại; mua
sắm vật dụng sinh hoạt; xuất khẩu lao động; chi tiêu cá nhân bằng thẻ và các nhu cầu tiêu dùng khác”.
1.3.2 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. CVTD cũng là một phần của hoạt động tín dụng, song nó ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đây cũng là một điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng với nhau trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay khi quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài những tích cực đến các NHTM, CVTD còn mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và cả nền kinh tế.
Đối với ngân hàng:
CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi và góp phần tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chung cho ngân hàng.
CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó giúp ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.
Đối với người tiêu dùng:
Tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng đáp ứng những nhu cầu cần thiết kịp thời. Cho phép ngƣời tiêu dùng hƣởng những tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền.
Đối với nền kinh tế:
Từ khi CVTD đƣợc đáp ứng thì hiện tƣợng vay nóng đƣợc đẩy lùi. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này mà chính sách kích cầu kinh tế đƣợc tăng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc CVTD góp phần tích cực đến nền kinh tế thì cũng gặp một số rủi ro sau:
Rủi ro ngƣời đi vay thất nghiệp.
Rủi ro ngƣời đi vay vi phạm pháp luật hình sự. Rủi ro ngƣời đi vay chết, mất tích, tai nạn.
Tất cả những rủi ro trên đều không đảm bảo việc trả nợ của ngƣời đi vay, vì vậy ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp và linh động để đảm bảo việc hạn chế rủi ro tốt nhất (Hồ Thiện Thông Minh, 2014).
1.3.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Quy mô từng hợp đồng CVTD thƣờng nhỏ nhƣng tổng số lƣợng tất cả khoản vay thì rất lớn, dẫn đến chi phí từng khoản vay tiêu dùng cao, vì vậy lãi suất CVTD thƣờng cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp.
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thƣờng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, hầu nhƣ ít co giãn với lãi suất và thông thƣờng khách hàng quan tâm tới số tiền phải thanh toán định kỳ hơn là lãi suất phải trả.
Chất lƣợng thông tin tài chính của khách hàng thƣờng không cao và nguồn trả nợ cũng vậy, nó phụ thuộc vào trình độ làm việc, kinh nghiệm của ngƣời đó đối với công việc vì những khách hàng này không có tƣ cách pháp nhân nên việc quản lý khó hơn, nên việc này chủ yếu dựa vào đạo đức của khách hàng, song cũng rất khó để xác định. Vì thế CVTD thƣờng có nhiều rủi ro hơn so với cho vay thƣơng mại hay công nghiệp, bởi vì chúng ta có rất ít thông tin để thẩm định về đối tƣợng vay.
Đối với khoản CVTD ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải có TSBĐ vì khách hàng không sử dụng tiền để hoạt động kinh doanh mà để tiêu dùng nên cũng khó kiểm soát các nguồn trả nợ của khách hàng (Hồ Thiện Thông Minh, 2014).
1.3.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng
Dựa trên hệ thống IPCAS II của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn thì CVTD đƣợc chia ra làm 3 hình thức là căn cứ theo mục đích vay, căn cứ theo thời gian hoàn trả, và căn cứ theo hình thức đảm bảo.
Căn cứ theo mục đích vay:
Sửa chữa, xây mới nhà.
Mua, sửa chữa phƣơng tiện phục vụ đi lại. Học tập, du lịch, chữa bệnh.
Mua sắm vật dụng sinh hoạt. Các nhu cầu tiêu dùng khác. Mua nhà ở, đất ở.
Xuất khẩu lao động. Mua nhà ở xã hội. Thuê nhà ở xã hội. Thuê mua nhà ở xã hội. Thuê nhà ở thƣơng mại. Mua nhà ở thƣơng mại.
Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội để cho thuê. Cho vay đầu tƣ cải tạo nhà ở xã hội để cho thuê.
Cho vay xây dựng nhà để ở.
Cho vay cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Căn cứ theo thời gian hoàn trả:
Cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Cho vay tiêu dùng trung hạn. Cho vay tiêu dùng dài hạn.
Căn cứ theo hình thức đảm bảo:
CVTD có TSBĐ (thế chấp bằng bất động sản nhƣ nhà cửa, đất đai hay cầm cố động sản nhƣ ô tô, giấy tờ có giá do Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn phát hành) CVTD không có TSBĐ (tín chấp).
CVTD có TSBĐ hình thành từ vốn vay.
CVTD bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
1.3.5 Quy trình cho vay tiêu dùng chung
Quy trình CVTD đƣợc bắt đầu khi CBTD thực hiện nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán, thanh lý hợp đồng.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng. CBTD phải tiến hành thẩm định và thông báo việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho khách hàng vay trong thời hạn quy định tùy theo từng ngân hàng.
Theo tác giả Hồ Thiện Thông Minh (2014) quy trình CVTD gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn.
Bƣớc 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập báo cáo thẩm định. Bƣớc 3: Trình duyệt khoản vay với Ban lãnh đạo.
Bƣớc 4: Ký kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ. Bƣớc 5: Giải ngân.
Bƣớc 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Bƣớc 7: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã thể hiện một cách khái quát những vấn đề cơ bản về hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Qua các khái niệm, hoạt động và chức năng của ngân hàng thƣơng mại ta thấy rằng tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cơ sở lý luận về tín dụng cho ta thấy rõ hơn về các hình thức, nguyên tắc và điều kiện khi cho vay. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay cũng đa dạng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó thấy đƣợc nguồn gốc của rủi ro tín dụng.
Đối với ngân hàng thƣơng mại hiện nay thì hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn. Chính vì thế phần thứ ba của chƣơng 1 đã giới thiệu nội dung trọng tâm của chủ đề bài viết, đó chính là khái niệm, sự cần thiết và lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng và cả ngân hàng. Trƣớc khi vào phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng, chúng ta đã đƣợc điểm qua các đặc điểm, hình thức và quy trình cho vay tiêu dùng hiện nay của hệ thống ngân hàng.
Các cơ sở lý luận của chƣơng 1 sẽ mở ra cánh cửa cho việc tìm hiểu, phân tích thực trạng và đƣa ra những giải pháp cải thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn ở những chƣơng sau.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN