Các chỉ số tài chính cơ bản của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam sài gòn​ (Trang 60 - 68)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 CƠ CẤU TÀI SẢN Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn/Tổng tài sản % x 100 = 99.39 x 100 = 99.52 x 100 = 99.64

2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % x100 = 99.03 x100 = 99.05 x100 = 99.09

3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI Chỉ số sinh lời trên đồng vốn kinh doanh (ROA)=Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % x100 = 0.96 x100 = 0.93 x100 = 0.90 Chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu x100 = 99.54 x100 = 97.93 x100 = 98.31

4. PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH (Chỉ số đảm bảo và thanh toán nợ vay) Chỉ số thanh

toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Lần = 1.004 = 1.005 = 1.006 Chỉ số thanh toán nợ vay = Lợi nhuận trƣớc thuế/Lãi vay Lần = 1.022 = 0.61 = 0.44

5 PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản Lần = 0.01658 = 0.0156 = 0.0159 Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu/Tài sản lƣu động Vòng = 0.2292 = 0.1760 = 0.1725

Nguồn: Trích số liệu Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Nhận xét chung về tình hình tài chính của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn

Tính đến ngày 31/12/2013:

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ƣu thế trong tổng tài sản (99 xấp xỉ 100%) so với tài sản dài hạn, so với năm 2011 và 2012 thì cơ cấu tài sản ngắn hạn tăng nhẹ từ 99.39% lên 99.64% trong tổng tài sản cho thấy việc đầu tƣ vào tài sản cố định, mua sắm máy móc thiết bị còn thấp. Chi nhánh tận dụng tối đa tài sản ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, cho vay, dự trữ và tăng tính thanh khoản khi khách hàng rút tiền gửi trƣớc hạn.

Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh Nam Sài Gòn ở mức rất cao, chứng tỏ ngân hàng sử dụng tỷ trọng nợ cao, cần giảm nợ và tăng vốn và quỹ lên để cân bằng cấu trúc vốn, giảm thiểu rủi ro.

Về chỉ số khả năng sinh lời ROA, ROE đều dƣơng cho thấy ngân hàng đang hoạt động kinh doanh tƣơng đối tốt. Tuy nhiên chỉ số ROA tăng trƣởng còn thấp vì <1 so với mức trung bình ngành là 1.2%. Một đồng tài sản thì tạo ra chỉ có dƣới 1 lần lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn là tồn động tài sản có số lƣợng lớn nhƣ các khoản lãi và phí phải thu trong tài sản có tăng cao mà chƣa thu hồi đƣợc do nợ xấu bùng nổ, ngân hàng khó khăn trong việc sử dụng tài sản có để tạo ra lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó chỉ số ROE tăng trƣởng cao, cụ thể là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 99.53 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011 và lần lƣợt là 97.93 đồng năm 2012 và 98.31 đồng năm 2013 thể hiện ngân hàng đã quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu góp vào để tạo ra lợi nhuận.

Sang các chỉ số phản ánh tính ổn định ta có chỉ số thanh toán hiện thời tăng nhẹ và đều >1 qua các năm cho thấy Chi nhánh có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán đƣợc đảm bảo tốt. Bên cạnh đó, chỉ số thanh toán nợ vay đạt cao nhất là 1.022 lần năm 2011, thể hiện 1 đồng lãi vay sẽ tạo ra đƣợc 1.022 lần lợi nhuận trƣớc thuế cho thấy chi nhánh hoạt động và sử dụng tốt nguồn vốn huy động đƣợc để cho vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này đã giảm dần từ 0.61 lần năm 2012 đến 0.41lần năm 2013, ngân hàng đã không tận dụng hết nguồn vốn đầu vào để cho vay ra nhƣ đã đƣợc lý giải ở bảng 2.2: Tỉ lệ dƣ nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn.

Đến chỉ số hiệu quả thì nhƣ đã nói ở trên do thời gian này tình hình khó khăn, tất cả ngành ngân hàng nói chung và Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn nói riêng đều phải đối mặt với vấn đề xử lý nợ xấu mà vẫn cố gắng tăng trƣởng tín dụng, giải quyết đầu ra nhƣ nhu cầu vay vốn bù đắp sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của ngƣời dân, đồng thời phải tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì thế, vòng quay tổng tài sản và vòng quay vốn lƣu động của Chi nhánh Nam Sài Gòn còn thấp, cho thấy việc sử dụng tài sản để tạo doanh thu là chƣa hiệu quả. Ngân hàng cần có những có những hƣớng đi hợp lý để giúp tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, duy trì và phát huy nhiều hơn nữa về mặt mạnh CVTD.

Kết luận:

Trong thời gian qua, với tình hình kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn đã phần nào ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn, mặc dù vậy Chi nhánh vẫn hoạt động kinh doanh có lãi với thu nhập thuần tăng trƣởng qua hàng năm, đồng thời ngân hàng vẫn duy trì đƣợc tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu ở mức rất cao chứng tỏ Ngân hàng luôn làm chủ đƣợc việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn của mình. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần cân đối lại cấu trúc vốn là giảm nợ và tăng vốn chủ sở hữu lên bằng cách vẫn phát huy thế mạnh tăng trƣởng huy động vốn tốt kết hợp với những chính sách ƣu đãi theo thông tƣ và các quyết định của NHNN ban hành về lãi suất cho vay, các gói cho vay tiêu dùng, mua nhà ở xã hội, vay mua xe…để tăng trƣởng tín dụng. Đƣợc nhƣ thế thì cơ cấu tài chính của Chi nhánh sẽ vững chắc hơn, giảm thiểu rủi ro. Với sự phục hồi dần của nền kinh tế, tình hình của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sài Gòn sẽ có nhiều triển vọng hơn trong các năm tiếp theo.

2.1.6 Định hƣớng phát triển của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn trong những năm tới

Trong năm mới 2014, khi nền kinh tế dần phục hồi và ngành ngân hàng có nhiều khởi sắc khi nợ xấu giảm, lạm phát giảm, bất động sản cải thiện tình trạng đóng băng thì Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM trụ cột trong đầu tƣ vốn cho nền kinh tế đất nƣớc, chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”, áp dụng các công nghệ hiện đại. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý. Ƣu tiên đầu tƣ cho “Tam nông”, trƣớc tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp (nghề làm muối), các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dƣ nợ cho lĩnh vực này, phấn đấu chiếm 15%/tổng dƣ nợ của Chi nhánh Nam Sài Gòn, góp phần hỗ trợ cho mục tiêu toàn hệ thống là cho vay lĩnh vực nông thôn/tổng dƣ nợ đạt 70%.

Ngoài ra Chi nhánh Nam Sài Gòn còn triển khai Đề án tái cơ cấu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ, áp dụng các công nghệ hiện đại để thực hiện 8 mục tiêu sau: chú trọng công tác cơ cấu lại tổ chức bộ máy, mạng lƣới và nhân lực; nâng cao tính bền vững trong tăng trƣởng nguồn vốn; nâng cao chất lƣợng tín dụng và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nợ tập trung cho nông nghiệp, nông thôn; tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách, quy trình, quy định liên quan đến hoạt động quản trị, điều hành; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý rủi ro; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và các chuẩn mực quốc tế; đẩy mạnh kinh doanh ngoại hối và hợp tác quốc tế; phát triển thƣơng hiệu, văn hóa doanh nghiệp.

2.1.6.1 Mục tiêu kinh doanh và các giải pháp trọng tâm năm 2014, 2015 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2014

Vốn huy động: tăng 10% so năm 2013 bằng 3,510,056 triệu đồng (3,190,960*1.1) Tăng trƣởng tín dụng: tăng 9% so năm 2013 bằng 1,747,599 triệu đồng (1,603,265*1.09), dƣ nợ nông nghiệp nông thôn: 15%/tổng dƣ nợ

Trích lập, xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:

 Giảm nợ xấu từ mức 15.3% năm 2013 về dƣới 10% năm 2014

 Thu hồi nợ xử lý rủi ro 3 tỷ đồng Tài chính:

 Tổng thu nhập: 549 tỷ đồng

 Tổng chi phí: 498 tỷ đồng

 Chênh lệch thu chi chƣa lƣơng 51 tỷ đồng

 Doanh thu phí dịch vụ: 321 tỷ đồng, tăng trƣởng 7%

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015:

Vốn huy động: tăng 12% so năm 2014 bằng 4,212,067.2 triệu đồng (3,510,056*1.2)

Tăng trƣởng tín dụng: tăng 10% so năm 2014 bằng 1,922,359 triệu đồng (1,747,599 *1.1), dƣ nợ nông nghiệp nông thôn: 17%/tổng dƣ nợ

Trích lập, xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro:

 Giảm nợ xấu từ mức dƣới 10% năm 2014 về dƣới 3% năm 2015

 Trích lập dự phòng 19 tỷ đồng

 Thu hồi nợ xử lý rủi ro 5 tỷ đồng Tài chính:

 Tổng thu nhập: 551 tỷ đồng

 Tổng chi phí: 499 tỷ đồng

 Chênh lệch thu chi chƣa lƣơng 52.5 tỷ đồng

 Doanh thu phí dịch vụ: 353 tỷ đồng, tăng trƣởng 10%.

2.1.6.2 Các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu năm 2014, 2015

Để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch, Chi nhánh sẽ không ngừng nổ lực thực hiện theo đúng chỉ đạo và định hƣớng của Agribank trong điều hành kế hoạch kinh doanh, điều hành theo mục tiêu có kiểm soát. Trên cơ sở kế hoạch tài sản có giao và Chi nhánh xây dựng, thực hiện giao chỉ tiêu và quản lý thực hiện kế hoạch đối với các phòng ban, có sơ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, trong đó coi trọng công tác giao chỉ tiêu huy động vốn, tăng trƣởng dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng và xem đây là các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2014 và các năm tiếp theo, cụ thể:

Về nguồn vốn:

Quán triệt tới từng cán bộ công nhân viên, xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Dành quỹ khen thƣởng tại đơn vị để phát động các đợt thi

đua huy động vốn; bám sát diễn biến lãi suất để điều chỉnh linh hoạt, tránh rủi ro về lãi suất, tập trung mọi biện pháp duy trì và tăng trƣởng nguồn vốn ổn định. Thực hiện có hiệu quả các đợt huy động vốn do tài sản có phát động đồng thời với việc củng cố lại hoạt động của Ban chỉ đạo huy động vốn tại Chi nhánh, nghiên cứu đề ra các đợt huy động vốn phù hợp với điều kiện hoạt động tại Chi nhánh nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đƣợc giao.

Tiếp tục giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cá nhân gắn với việc xét lƣơng kinh doanh hàng tháng, tích cực tiếp cận với các khách hàng tổ chức có nguồn tiền gửi không kỳ hạn lớn để tăng cƣờng huy động vốn.

Về dư nợ:

Thực hiện đúng mục tiêu định hƣớng NHNo&PTNT Việt Nam đề ra. Ƣu tiên đầu tƣ nông nghiệp, nông thôn, cho vay thu mua, chế biến tiêu thụ lƣơng thực, nông sản, cho vay xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục triển khai thực hiện các chƣơng trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ: Cho vay theo nghị định 41 và gắn hoạt động cấp tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định, tuân thủ quy trình và chế độ cho vay, tăng cƣờng kiểm tra phát hiện kịp thời các sai sót và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm (nếu có); tập trung thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Bám sát và chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm giảm đƣợc nợ xấu. Tiếp tục giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đến từng bộ phận, cán bộ có liên quan đến món vay, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xử lý thu hồi nợ xấu, phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dƣới mức 3%.

Tăng cƣờng thu các khoản lãi dự thu, các khoản lãi tồn đọng để tăng tỷ lệ thực thu, tăng năng lực tài chính đảm bảo đủ lƣơng chi cho cán bộ nhân viên; Phân loại nợ chính xác, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, đƣa xử lý nợ rủi ro, thu hồi nợ đã xử lý rủi ro theo kế hoạch giao.

2.1.6.3 Đề xuất của Chi nhánh Nam Sài Gòn cho định hướng phát triển chung Đối với công tác huy động vốn: Đối với công tác huy động vốn:

Cần xây dựng thêm các chƣơng trình huy động vốn với giải thƣởng phong phú và lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng nhƣ luôn cập nhật và không ngừng đƣa ra các sản phẩm huy động mới phù hợp cho từng đối tƣợng khách hàng nhƣ các tổ chức đoàn thể,

các nhà lãnh đạo cấp cao, cán bộ công nhân viên, cá nhân, hộ gia đình và cả sinh viên, những ngƣời có thu nhập thấp có nhu cầu gửi tiết kiệm phục vụ đời sống sinh hoạt. Với thế mạnh là tiền gửi của dân cƣ luôn tăng đều qua các năm nhƣ đã đƣợc phân tích ở Bảng 2.3: Bảng thể hiện nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế thì Chi nhánh sẽ phát huy nhiều hơn thế mạnh này, bên cạnh đó Agribank Nam Sài Gòn cần có những chính sách lãi suất cao, hoa hồng phí phù hợp để nâng cao việc huy động vốn của tổ chức vì khoản tiền gửi không kỳ hạn của công ty, doanh nghiệp có quy mô lớn, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng.

Đối với công tác tín dụng:

Trụ sở chính xem xét hƣớng dẫn việc định giá đất nông nghiệp theo giá thị trƣờng vì giá đất nông nghiệp theo khung giá của Ủy Ban nhân dân thành phố thấp hơn rất nhiều so với giá thị trƣờng nên không phù hợp với giá trị thực của tài sản. Qua tham khảo NHTM khác định giá đất nông nghiệp theo giá thị trƣờng thể hiện lợi thế cạnh tranh hơn.

Đối với vấn đề thu hồi, xử lý nợ xấu:

Hiện nay có tình trạng tài sản đang thế chấp ngân hàng đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định nhƣng các cơ quan chức năng: Thi hành án, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tự động ra quyết định phong tỏa, ngăn chặn không thông báo cho bên nhận thế chấp biết đã xảy ra làm cho việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ bằng biện pháp tự thỏa thuận giữa các bên (bên mua tài sản, bên bán tài sản, ngân hàng) gặp khó khăn nên cần kiến nghị với NHNN, Bộ Tƣ Pháp, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng biết để có hƣớng xử lý vấn đề trên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Chi nhánh trong việc xử lý nợ.

Đối với phát triển sản phẩm dịch vụ:

Việc chuyển tiền giữa các Chi nhánh trong cùng hệ thống vẫn tốn phí và việc không đƣợc rút gửi nhiều nơi đối với doanh nghiệp đã hạn chế việc sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của một số doanh nghiệp có nhu cầu nhƣng văn Phòng giao dịch cách xa trụ sở hoạt động của Chi nhánh.

Tăng chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ để hỗ trợ Chi nhánh trong thu về mua bán ngoại tệ, đặc biệt là trong một số trƣờng hợp cần ƣu đãi về tỷ giá cho khách hàng để thu hút khách hàng từ ngân hàng khác về với Chi nhánh.

Bổ sung vào biểu phí nội dung miễn, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống đối với khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh nam sài gòn​ (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)