4) Nắm bắt đƣợc những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính,
1.3 Hoạt động cho vay tiêu dùng
1.3.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng (2010): “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Theo tác giả Nguyễn Minh Kiều (2012): “Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống của dân cư bao gồm cá nhân và hộ gia đình như mua nhà ở, đất ở; sửa chữa nhà; du lịch; học tập; chữa bệnh; mua, sửa chữa phương tiện đi lại; mua
sắm vật dụng sinh hoạt; xuất khẩu lao động; chi tiêu cá nhân bằng thẻ và các nhu cầu tiêu dùng khác”.
1.3.2 Lợi ích của cho vay tiêu dùng
Hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. CVTD cũng là một phần của hoạt động tín dụng, song nó ngày càng khẳng định vị thế của mình. Đây cũng là một điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng với nhau trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay khi quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài những tích cực đến các NHTM, CVTD còn mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng và cả nền kinh tế.
Đối với ngân hàng:
CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi và góp phần tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chung cho ngân hàng.
CVTD tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, từ đó giúp ngân hàng nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro.
Đối với người tiêu dùng:
Tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng đáp ứng những nhu cầu cần thiết kịp thời. Cho phép ngƣời tiêu dùng hƣởng những tiện ích trƣớc khi tích lũy đủ tiền.
Đối với nền kinh tế:
Từ khi CVTD đƣợc đáp ứng thì hiện tƣợng vay nóng đƣợc đẩy lùi. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động này mà chính sách kích cầu kinh tế đƣợc tăng cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc CVTD góp phần tích cực đến nền kinh tế thì cũng gặp một số rủi ro sau:
Rủi ro ngƣời đi vay thất nghiệp.
Rủi ro ngƣời đi vay vi phạm pháp luật hình sự. Rủi ro ngƣời đi vay chết, mất tích, tai nạn.
Tất cả những rủi ro trên đều không đảm bảo việc trả nợ của ngƣời đi vay, vì vậy ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp và linh động để đảm bảo việc hạn chế rủi ro tốt nhất (Hồ Thiện Thông Minh, 2014).
1.3.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Quy mô từng hợp đồng CVTD thƣờng nhỏ nhƣng tổng số lƣợng tất cả khoản vay thì rất lớn, dẫn đến chi phí từng khoản vay tiêu dùng cao, vì vậy lãi suất CVTD thƣờng cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp.
Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thƣờng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, hầu nhƣ ít co giãn với lãi suất và thông thƣờng khách hàng quan tâm tới số tiền phải thanh toán định kỳ hơn là lãi suất phải trả.
Chất lƣợng thông tin tài chính của khách hàng thƣờng không cao và nguồn trả nợ cũng vậy, nó phụ thuộc vào trình độ làm việc, kinh nghiệm của ngƣời đó đối với công việc vì những khách hàng này không có tƣ cách pháp nhân nên việc quản lý khó hơn, nên việc này chủ yếu dựa vào đạo đức của khách hàng, song cũng rất khó để xác định. Vì thế CVTD thƣờng có nhiều rủi ro hơn so với cho vay thƣơng mại hay công nghiệp, bởi vì chúng ta có rất ít thông tin để thẩm định về đối tƣợng vay.
Đối với khoản CVTD ngân hàng thƣờng yêu cầu khách hàng phải có TSBĐ vì khách hàng không sử dụng tiền để hoạt động kinh doanh mà để tiêu dùng nên cũng khó kiểm soát các nguồn trả nợ của khách hàng (Hồ Thiện Thông Minh, 2014).
1.3.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng
Dựa trên hệ thống IPCAS II của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn thì CVTD đƣợc chia ra làm 3 hình thức là căn cứ theo mục đích vay, căn cứ theo thời gian hoàn trả, và căn cứ theo hình thức đảm bảo.
Căn cứ theo mục đích vay:
Sửa chữa, xây mới nhà.
Mua, sửa chữa phƣơng tiện phục vụ đi lại. Học tập, du lịch, chữa bệnh.
Mua sắm vật dụng sinh hoạt. Các nhu cầu tiêu dùng khác. Mua nhà ở, đất ở.
Xuất khẩu lao động. Mua nhà ở xã hội. Thuê nhà ở xã hội. Thuê mua nhà ở xã hội. Thuê nhà ở thƣơng mại. Mua nhà ở thƣơng mại.
Cho vay xây dựng mới nhà ở xã hội để cho thuê. Cho vay đầu tƣ cải tạo nhà ở xã hội để cho thuê.
Cho vay xây dựng nhà để ở.
Cho vay cải tạo, sửa chữa nhà để ở.
Căn cứ theo thời gian hoàn trả:
Cho vay tiêu dùng ngắn hạn. Cho vay tiêu dùng trung hạn. Cho vay tiêu dùng dài hạn.
Căn cứ theo hình thức đảm bảo:
CVTD có TSBĐ (thế chấp bằng bất động sản nhƣ nhà cửa, đất đai hay cầm cố động sản nhƣ ô tô, giấy tờ có giá do Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn phát hành) CVTD không có TSBĐ (tín chấp).
CVTD có TSBĐ hình thành từ vốn vay.
CVTD bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
1.3.5 Quy trình cho vay tiêu dùng chung
Quy trình CVTD đƣợc bắt đầu khi CBTD thực hiện nhận hồ sơ của khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán, thanh lý hợp đồng.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng. CBTD phải tiến hành thẩm định và thông báo việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho khách hàng vay trong thời hạn quy định tùy theo từng ngân hàng.
Theo tác giả Hồ Thiện Thông Minh (2014) quy trình CVTD gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Tiếp nhận và hƣớng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn.
Bƣớc 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn và lập báo cáo thẩm định. Bƣớc 3: Trình duyệt khoản vay với Ban lãnh đạo.
Bƣớc 4: Ký kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ. Bƣớc 5: Giải ngân.
Bƣớc 6: Kiểm tra, giám sát khoản vay.
Bƣớc 7: Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã thể hiện một cách khái quát những vấn đề cơ bản về hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Qua các khái niệm, hoạt động và chức năng của ngân hàng thƣơng mại ta thấy rằng tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cơ sở lý luận về tín dụng cho ta thấy rõ hơn về các hình thức, nguyên tắc và điều kiện khi cho vay. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay cũng đa dạng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó thấy đƣợc nguồn gốc của rủi ro tín dụng.
Đối với ngân hàng thƣơng mại hiện nay thì hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự cạnh tranh của các ngân hàng bạn. Chính vì thế phần thứ ba của chƣơng 1 đã giới thiệu nội dung trọng tâm của chủ đề bài viết, đó chính là khái niệm, sự cần thiết và lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng và cả ngân hàng. Trƣớc khi vào phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng, chúng ta đã đƣợc điểm qua các đặc điểm, hình thức và quy trình cho vay tiêu dùng hiện nay của hệ thống ngân hàng.
Các cơ sở lý luận của chƣơng 1 sẽ mở ra cánh cửa cho việc tìm hiểu, phân tích thực trạng và đƣa ra những giải pháp cải thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn ở những chƣơng sau.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn 2.1.1 Lịch sử hình thành Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn 2.1.1 Lịch sử hình thành Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Sài Gòn tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Nhà Bè đƣợc thành lập 1/11/1988, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là Agribank. Ngân hàng có Slogan: “Mang phồn vinh đến khách hàng”.
Hình 2.1 Logo Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Những ngày đầu thành lập, Agribank Nhà Bè đã phải trải qua nhiều khó khăn thử thách: Trụ sở làm việc cũ nát, trình độ cán bộ còn nhiều bất cập, trong tổng số trên 114 cán bộ lúc đó chỉ có 6% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp hoặc chƣa đƣợc đào tạo. Với tổng nguồn vốn trên 2 tỷ đồng, trong đó vốn huy động 676 triệu đồng chỉ chiếm 33.5%, còn lại 66.5% phải vay từ Ngân hàng cấp trên. Tổng dƣ nợ 2,091 triệu đồng. Khách hàng hoàn toàn là các doanh nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã phần lớn là làm ăn thua lỗ phải giải thể. Nhƣng đƣợc sự quan tâm của các ngành, sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi của NHNN, của các cấp lãnh đạo Agribank cũng nhƣ sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc cùng với sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ Chi nhánh đến nay Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn đã có trụ sở làm việc tƣơng đối khang trang đƣợc trang bị máy móc phƣơng tiện làm việc hiện đại với đội ngũ cán bộ có trình độ Đại học và tƣơng đƣơng Đại học chiếm 80% trên tổng số cán bộ.
Mạng lƣới hoạt động của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Chi nhánh Nam Sài Gòn có Hội Sở toạ lạc tại số 18 Bis lô J, đƣờng Trần Xuân Soạn, phƣờng Tân Thuận Tây, Quận 7, với 8 phòng nghiệp vụ, bao gồm: Phòng Hành chính Nhân sự, phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tín
dụng, phòng Kinh doanh ngoại hối, phòng Điện toán, phòng Dịch vụ và Marketing, phòng Kế toán Ngân quỹ.
Một Chi nhánh loại III Phú Mỹ Hƣng trực thuộc, địa chỉ: 77 Hoàng Văn Thái, Phƣờng Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Và bảy Phòng giao dịch phụ thuộc tọa lạc ở thành phố Hồ Chí Minh gồm: Phòng giao dịch Tân Hƣng, trụ sở tại số 259 Lê Văn Lƣơng, Phƣờng Tân Thuận Tây, Quận 7.
Phòng giao dịch Đô thị Mới, trụ sở tại số 60A Nguyễn Thị Thập, Phƣờng Bình Thuận, Quận 7.
Phòng giao dịch Tân Thuận, trụ sở tại số 58 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7.
Phòng giao dịch Khu Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 88/QĐ/ NHNo – TCCB ngày 28/01/2008 của NHNo&PTNT. Địa chỉ: 470 Nguyễn Thị Thập, phƣờng Tân Quy, Quận 7.
Phòng giao dịch Phú Mỹ đƣợc thành lập theo Quyết định số 1372/QĐ/NHNO – TCCB ngày 11/07/2008 của NHNo&PTNT. Địa chỉ: 94 Hoàng Quốc Việt, phƣờng Phú Mỹ, Quận 7.
Phòng giao dịch Phú Gia đƣợc thành lập theo Quyết định số 2792/QĐ/NHNo – TCCB ngày 24/12/2008 của NHNo&PTNT. Địa chỉ: Số 4 đƣờng số 9, phƣờng Tân Phú, Quận 7.
Phòng giao dịch Mỹ Phúc đƣợc thành lập theo Quyết định số 284/QĐ/NHNo – TCCB ngày 12/03/2009 của NHNo&PTNT. Địa chỉ: D2-13 Mỹ Toàn, Quận 7.
Quy mô vốn và nhân sự của Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn thuộc hệ thống Agribank có trụ sở chính tại Hà Nội, hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam, thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, là ngân hàng thƣơng mại có 100% vốn nhà nƣớc, giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn (tam nông).
Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn là một trong những ngân hàng lớn của Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, theo bảng tổng kết tài sản và hoạt động kinh doanh đƣợc kiểm toán Nhà nƣớc thì Chi nhánh có số liệu nhƣ sau:
Tổng tài sản: 3,174 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn: 3,174 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 29,605 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ: trên 1,603 tỷ đồng.
Nhân sự làm việc ở một hội sở, một Chi nhánh loại III, bảy phòng giao dịch nằm rải đều trên toàn quận 7 và 202 cán bộ, nhân viên.
2.1.2 Bộ máy tổ chức tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
Nguồn: Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ở Agribank Nam Sài Gòn
Giám đốc:
Đảm bảo chiến lƣợc kinh doanh và các hoạt động của Chi nhánh thống nhất với chiến lƣợc và các kế hoạch kinh doanh chung của toàn hệ thống, tuân theo quy trình do Hội sở xây dựng và các chế độ quy định của pháp luật.
Tuân thủ các chịu trách nhiệm về quản lý, điều hành, giám sát và phát triển nhân sự và kết quả kinh doanh tại Chi nhánh.
Hoạch định chiến lƣợc phát triển (ngắn hạn và trung hạn), kế hoạch kinh doanh hàng năm cho Chi nhánh, xác định chỉ tiêu cho các phòng ban tại Chi nhánh.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KIỂM TRA KIỂM
SOÁT NỘI BỘ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Dịch vụ và Marketing Phòng Tín dụng Phòng Kinh doanh ngoại hối Chi nhánh loại III Phú Mỹ Hƣng Phòng Điện toán Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Hành chính Nhân sự Các phòng Giao dịch phụ thuộc
Phó giám đốc:
Giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, chất lƣợng dịch vụ, đảm bảo việc kinh doanh an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách nội bộ.
Quản lý tổ chức, phát triển quan hệ khách hàng thuộc mảng công việc đƣợc phân công, chăm sóc khách hàng nhƣ tiếp thị, quảng bá hình ảnh theo chƣơng trình của toàn hệ thống và của Chi nhánh nhằm giới thiệu hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Giúp Giám đốc Chi nhánh trong việc tổ chức đánh giá, phân loại khách hàng nhằm có chính sách kinh doanh, quan hệ khách hàng phù hợp.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ:
Xây dựng chƣơng trình công tác năm, quý phù hợp với chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình và phải đƣợc Giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn duyệt.
Tổ chức thực hiện chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank Việt Nam cũng nhƣ kế hoạch của đơn vị và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót kiểm soát tại Hội sở, Chi nhánh loại III, các Phòng giao dịch phụ thuộc nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán để thực hiện các cuộc kiểm tra tại Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn theo quy định.
Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thƣờng trực Ban chống tham nhũng, tham mƣu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại Chi nhánh Nam Sài Gòn.
Phòng Kế toán và Ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán và thanh toán theo quy định của NHNN và Agribank Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính trình Agribank phê duyệt.
Phối hợp với phòng Hành chính Nhân sự quyết toán quỹ tiền lƣơng trình Agribank phê duyệt. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc theo luật định.
Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và kho quỹ, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán, ngân quỹ theo quy định nhƣ tiền gửi, thanh toán