Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Lục Yên là một trung tâm huyện lỵ của tỉnh Yên Bái, có vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trọng tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và nhà văn hóa… Các công trình đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Vì vậy, tác giả đã chọn huyện Lục Yên - một huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội do biết cách khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm điểm nghiên cứu.

Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp 119 đối tượng điều tra đại diện cho 138 cán bộ Ban quản lý dự án, doanh nghiệp xây lắp, đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học,

UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đối tượng điều tra cụ thể như sau:

- Cán bộ Ban QLDA có tổng thể 16 người thì tác giả lựa chọn luôn tổng thể 16 người làm đối tượng điều tra.

- Đối với đơn vị xây lắp và đơn vị hưởng lợi, tác giả lựa chọn cỡ mẫu theo công thức của Slovin:

n = N 1+N*e2 Trong đó: + n: Cỡ mẫu + N: Tổng thể

+ e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5% Thay số liệu vào công thức trên để tính cỡ mẫu điều tra, tác giả có kết quả như sau:

STT Đơn vị Số lượng Cỡ mẫu điều tra

1 Đơn vị xây lắp 42 38

2 Đơn vị hưởng lợi 78 65

3 Cán bộ Ban quản lý dự án 16 16

Tổng cộng 138 119

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành; các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, phòng Thống kê huyện Lục Yên, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế - Hạ tầng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, kho bạc Nhà nước…).

Ngoài ra, thông tin thứ cấp được thu thập còn là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình và đề tài khoa học trong nước, Internet…

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp xây dựng; các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học, UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Nội dung điều tra được chọn lọc từ phần vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết. Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra, phần hai là nội dung điều tra.

Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng Thang đo Likert 5 cấp bậc với các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng” và “rất hài lòng”.

Phiếu điều tra được gửi đến các đơn vị cụ thể như sau:

- Đối với đơn vị xây lắp: Phiếu điều tra được gửi đến Lãnh đạo đơn vị xây lắp phụ trách các dự án đầu tư xây dựng.

- Đối với đơn vị hưởng lợi như Bệnh viện, Trường học, Cơ quan hành chính…: Phiếu điều tra được gửi đến bộ phận hành chính văn phòng, nơi có trách nhiệm nhận bàn giao, theo dõi, bảo quản, sửa chữa các dự án, công trình sau khi hoàn thành.

2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Kho bạc Nhà nước... để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác,

có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có hiệu quả hơn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Các phiếu điều tra khảo sát sau khi thu về được sàng lọc, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu do các nguyên nhân như: Người được hỏi chỉ điền dưới 1/3 thông tin khảo sát, chỉ điền thông tin cá nhân, không trả lời các câu hỏi, lựa chọn nhiều đáp án trong các câu hỏi đánh giá.... Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành hệ thống hóa và phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu nhằm phù hợp với việc nghiên cứu.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. Các nội dung về vốn đầu tư, hình thức đầu tư, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

Phương pháp so sánh có hai hình thức:

- So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

- So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Cụ thể so sánh những chỉ tiêu: Vốn đầu tư XDCB thực hiện/vốn đầu tư XDCB theo kế hoạch; Chi đầu tư XDCB/Tổng chi NSNN; Gía trị từ chối thanh toán của KBNN/ Vốn đầu tư XDCB mà chủ đầu tư đề nghị thanh toán; Giá trị giảm trừ thông qua quyết toán/Giá trị đề nghị quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)