Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 85 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ

3.4.1. Các yếu tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư

- Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN: huyện Lục Yên chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược đầu tư; công tác quy hoạch chưa được đầu tư thoả đáng và khoa học và còn nhiều bất cập. Quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất còn nhiều nội dung không thống nhất với nhau và chưa phù hợp với nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong quy hoạch xây dựng còn tình trạng nhiều đồ án quy hoạch chất lượng không cao, phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần. Một số dự án chưa có quy hoạch xây dựng đô thị và hầu hết các xã chưa có quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn. Những

bất cập trong công tác quy hoạch đã ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của địa phương.

- Khả năng về nguồn lực của ngân sách huyện Lục Yên: Là một huyện vùng núi phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái, huyện Lục Yên trong những năm qua có những bước phát triển kinh tế đạt tốc độ cao nhưng chưa bền vững, tổng vốn đầu tư tăng cao song chủ yếu là đầu tư từ bên ngoài, việc phát huy nội lực đã được chú trọng song chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện trong những năm qua.

- Trình độ của cán bộ quản lý dự án:

Ban quản lý dự án của huyện Lục Yên có 16 cán bộ, trong đó 11 người có trình độ Đại học, 02 trình độ Cao đẳng, 03 trình độ Trung cấp; chia ra các độ tuổi 05 người từ 40-60 tuổi; 03 người từ 30-40 tuổi; 08 người từ 20-30 tuổi.

Hiện nay, Ban quản lý dự án của huyện Lục Yên đa số là cán bộ trẻ, tuy được đào tạo bài bản, nhiệt huyết, ham học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn nên có những ảnh hưởng nhất định đến công quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

- Năng lực của chủ đầu tư: Chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đặc biệt là các dự án UBND xã làm chủ đầu tư… phần lớn các đơn vị này không có cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cơ bản, mà giao cho cán bộ kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ quản lý các dự án. Do vậy, nhiều công trình, nhà thầu thực hiện tất cả các qui trình hồ sơ, thủ tục, từ việc lập dự toán, khái toán đến quyết toán công trình để hợp thức hóa hồ sơ mà không có sự kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí có không ít nhà thầu lập khống hồ sơ khối lượng để thực hiện ứng vốn”. Chính vì vậy nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng lập dự án chưa cao, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chưa được như mong đợi.

Bên cạnh đó, tình trạng các đơn vị tư vấn xây dựng và tư vấn thiết kế mọc lên ngày một nhiều nhưng năng lực chưa được thẩm định, chưa đáp ứng được yêu cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Việc lựa chọn nhà thầu của các chủ đầu tư còn thiếu khách quan, minh bạch đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình XDCB.

3.4.2. Các chính sách kinh tế của Trung ương và địa phương

Trong các năm qua, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý, kiểm soát, hướng dẫn triển khai thực hiện vốn đầu tư XDCB nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư, sử dụng đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn và chế độ quy định. Về cơ bản các văn bản hướng dẫn đã mang tính đồng bộ, khả thi cao dễ áp dụng vào việc triển khai quản lý và thực hiện.

Tuy nhiên, một số Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng chưa ban hành kịp thời Thông tư hướng dẫn để thực hiện dẫn đến khi triển khai phải gặp vướng mắc như về thẩm quyền, quy trình thực hiện, thành phần hồ sơ và các yêu cầu điều kiện trong công tác quản lý dự án, thẩm định thiết kế xây dựng công trình và còn có một số quy định còn bất cập chưa phù hợp với thực tế dẫn đến việc áp dụng ở cơ sở còn lúng túng, như theo quy định tại Khoản 3 Điều 15, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng có các hình thức (hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) và chủ đầu tư tự lựa chọn các hình thức hợp đồng cho phù hợp với gói thầu. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 7, Điều 5, Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu lại quy định gói thầu quy mô nhỏ phải áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, điều này là không đồng nhất với Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015.

3.4.3. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 37/2012/QĐ- UBND ngày 03/10/2012 về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý

đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại các Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 và Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016.

Thể hiện sự quan tâm và là một nỗ lực rất lớn của tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn. Đối với các dự án có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và các dự án không có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng sẽ được phân cấp công tác thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ đó, giảm được phần lớn khối lượng công tác thẩm định của các sở xây dựng chuyên ngành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với công tác phê duyệt chủ trương đầu tư của toàn bộ các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định UBND tỉnh.

Với quy định phân cấp này, tỉnh Yên Bái mong muốn tạo sự chủ động, tích cực cho các địa phương, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xin - cho, nhất là trong xây dựng cơ bản, lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ được trao quyền lớn hơn, không phải xin kinh phí từng dự án từ 5 tỷ đồng trở xuống và được tự chủ trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, đi kèm là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, từ chủ trương đầu tư, xây dựng danh mục các dự án, thực hiện các thủ tục đầu tư tới việc thi công, hoàn thành và hiệu quả các dự án đầu tư. Mong muốn của tỉnh Yên Bái là sẽ hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém chất lượng, thiếu hiệu quả tại các địa phương và cũng bằng cách này từng bước xử lý tốt nợ đọng XDCB, không để phát sinh thêm nợ mới.

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện đẩy mạnh phân cấp cho các ngành, địa phương về quản lý vốn đầu tư công, tạo sự chủ động linh hoạt cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chung của tỉnh. Như

vậy, huyện Lục Yên cũng như các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh phải chủ động hơn trong việc bố trí, quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho thật hiệu quả, mỗi địa phương cần nỗ lực vươn lên, có quyết định đầu tư đúng và quản lý tốt nguồn vốn đầu tư, đáp ứng mong đợi của tỉnh và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)