Đặc điểm kinh tế xã hội giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 58 - 61)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội giai đoạn 2014-2016

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống và thu nhập của nhân dân. Song vượt lên trên những khó khăn ấy, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bám sát địa bàn cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, triển khai đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để đẩy mạnh sản xuất phát triển.

Điểm nổi bật quan trọng, đó là trong những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trọng tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và nhà văn hóa… Trong 5 năm đã thu hút, đầu tư 4.520 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Các công trình đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.

* Về tăng trưởng Giá trị sản xuất (GTSX )

Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2014-2016 (giá CĐ 1994) đạt 16,5% vượt mục tiêu quy hoạch đề ra (mục tiêu quy hoạch là 16,4%); trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,9% (mục tiêu quy hoạch là 5,5%); Công nghiệp - Xây dựng tăng 20,37% (mục tiêu quy hoạch là 21,4%); Dịch vụ tăng 19,74% (mục tiêu quy hoạch là 22%).

Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2014-2016 (giá so sánh 2010) đạt 16,95% trong đó Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,85%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 23,10% và Dịch vụ tăng 19,12%. Kết quả cụ thể được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1: GTSX và GTSX bình quân đầu người

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân 2014-2016 Mục tiêu (%) Thực hiện (%) So sánh với mục tiêu 1. GTSX (giá CĐ 1994) 717.291 1.326.030 1.488.488 16,42 16,5 Vượt

- Nông, lâm, nghiệp, thủy sản 273.791 377.389 382.288 5,5 6,90 Vượt

- Công nghiệp, xây dựng 223.500 471.150 564.656 21,4 20,37 Không

đạt

- Dịch vụ 220.000 477.491 541.544 22,0 19,74 Không

đạt

2. GTSX (giá 2010) 1.505.637 2.847.352,1 3.294.427 16,95

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 532.637,0 735.674,4 741.713,0 6,85

- Công nghiệp, xây dựng 511.000,0 1.180.570,0 1.444.714 23,10

- Dịch vụ 462.000,0 931.107,7 1.108.000 19,12

3. GTSX (giá HH) 1.505.637 3.871.460,8 4.389.003

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 532.637 1.038.639 1.044.992

- Công nghiệp, xây dựng 511.000 1.622.382 1.940.011

- Dịch vụ 462.000 1.210.440 1.404.000

4. GTSX bình quân đầu người 14,6 36,2 40,7

(Nguồn: Báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện Lục Yên)

Hàng năm được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và nhà nước theo các chương trình như chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có chương trình 135, các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng nguồn lao động được nâng lên... Đến năm 2016, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 40,7 triệu đồng tăng 2,78 lần so với năm 2012. Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ các hoạt động buôn bán thương mại dịch vụ và đạt mức thu nhập khá so với các huyện khác trong toàn tỉnh.

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 huyện Lục Yên vượt mục tiêu quy hoạch đề ra, một trong những nguyên nhân tác động đến tốc độ tăng trưởng đó là tổng vốn đầu tư toàn xã hội được huy động cao

hơn mức dự kiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng, số lượng và chất lượng nguồn lao động được nâng lên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn luôn được chú trọng phát triển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phát triển kinh tế chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chưa tạo ra được sản phẩm đặc trưng, mũi nhọn và chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nguyên nhân chủ yếu là do tổng mức đầu tư phát triển còn phụ thuộc nhiều từ bên ngoài. Sự tác động của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc phát triển các ngành, hàng có thế mạnh chưa cao và chưa thực sự rõ nét.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện thời gian qua chuyển dịch đúng hướng. Trong 5 năm với chủ trương phát triển công nghiệp là khâu bứt phá, tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ và phát triển văn hóa, huyện đã tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng.

Năm 2012 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 35,4%, đến năm 2016 giảm xuống 23,8% (mục tiêu quy hoạch là 26,0%).

Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 33,9% năm 2012 lên 44,2% năm 2016 (mục tiêu quy hoạch là 40,0%).

Ngành dịch vụ năm 2012 chiếm tỷ trọng 30,7% đến năm 2016 là 32,0%; không đạt mục tiêu quy hoạch (mục tiêu quy hoạch là 34%).

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế các ngành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: (%)

Cơ cấu kinh tế ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

tiêu hiện với mục tiêu Tổng số % 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 35,4 26,8 26,00 23,8 Vượt

- Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp % 33,9 41,9 40,00 44,2 Vượt

- Dịch vụ - Thương mại % 30,7 31,3 34,00 32,0 Không

đạt

(Nguồn: Báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện Lục Yên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)