5. Kết cấu luận văn
1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN và các dự án sử dụng vốn
dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loại vốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị.
Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên trong quốc gia và bên ngoài quốc gia. Các nguồn bên trong quốc gia chủ yếu là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên, cho thuê tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số nguồn khác.
Thứ sáu, chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng trong đó đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước.
1.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN và các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN XDCB từ NSNN
* Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007) thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản được phân loại như sau:
Theo tính chất công việc của hoạt động XDCB: vốn được phân thành chi phí xây lắp (nay gọi là xây dựng), chi phí thiết bị và chi khác. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phân chia thành các nhóm chủ yếu sau:
Một là, nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN. Nhóm này lại bao gồm: vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tích chất đầu tư xây dựng, vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB.
- Vốn XDCB tập trung: là loại vốn lớn nhất về cả quy mô và tỷ trọng. Việc thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu hình thành từ loại vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều loại vốn khác.
- Vốn sự nghiệp có tích chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố trí vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt. nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nên được áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư XDCB.
- Vốn cho các chương trình mục tiêu: Hiện có 10 chương trình mục tiêu quốc gia và hàng chục chương trình mục tiêu khác.
- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB: loại vốn này thuộc ngân sách cấp xã với quy mô không lớn, đầu tư chủ yếu cho các công trình ở xã. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn này cũng áp dụng cơ chế quản lý vốn như đối với các loại vốn XDCB tập trung khác, tuy nhiên có một số chi tiết linh hoạt và đơn giản hơn.
Hai là, nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho chương trình mục tiêu đặc biệt. như: Chương trình đầu tư cho xã nghèo đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); Chương trình 134 đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình 5 triệu ha rừng (Chương trình 661).
Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Nguồn vay vốn vay trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ (vay trong nước của nhân dân để đầu tư vào giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế). Nguồn vốn vay ngoài nước chủ yếu là vay các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số nguồn vay khác.
Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư cho các công trình an ninh quốc phòng, công trình khẩn cấp (chống bão lũ), công trình tạm.
* Phân loại các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Theo Nghị định 49/2014/QH13 có thể phân loại các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo các tiêu chí sau đây:
- Theo mức độ quan trọng và quy mô, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
Dự án quan trong quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Tiêu chí về nhóm dự án này được Quốc hội quyết định theo từng thời kỳ, hiện nay dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo Nghị quyết số 49/2010/QH12.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây: (1) Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; (2) Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; (3) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; (4) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; (5) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Dự án nhóm A bao gồm: (1) Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh; Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực Giao thông; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở; (3) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực Giao thông, Thủy lợi; Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông; (4) Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp; (5) Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng.
Dự án nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực (2) của nhóm A có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (3) nhóm A có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (4) của nhóm A có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (5) nhóm A có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.
Dự án nhóm C: (1) Dự án thuộc lĩnh vực (2) của nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (3) nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (4) của nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng; Dự án thuộc lĩnh vực (5) nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.
- Theo nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.
- Theo phân cấp quản lý vốn NSNN, theo tiêu thức này, dự án đầu tư xây dựng từ NSNN được chia thành hai loại: Dự án đầu tư xây dựng do cấp trung ương quản lý và do địa phương quản lý.
Dự án đầu tư xây dựng từ NSNN do cấp trung ương quản lý là dự án đầu tư xây dựng mà nguồn vốn được cân đối từ tổng chi của ngân sách trung ương cho các bộ, ngành ở trung ương theo kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm.
Dự án đầu tư xây dựng từ NSNN do cấp địa phương quản lý là dự án đầu tư xây dựng mà nguồn vốn được cân đối từ tổng chi ngân sách địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo kế hoạch đầu tư xây dựng của các địa phương hàng năm.