5. Kết cấu luận văn
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Lục Yên là một trung tâm huyện lỵ của tỉnh Yên Bái, có vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trọng tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và nhà văn hóa… Các công trình đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Vì vậy, tác giả đã chọn huyện Lục Yên - một huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội do biết cách khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm điểm nghiên cứu.
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp 119 đối tượng điều tra đại diện cho 138 cán bộ Ban quản lý dự án, doanh nghiệp xây lắp, đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học,
UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Đối tượng điều tra cụ thể như sau:
- Cán bộ Ban QLDA có tổng thể 16 người thì tác giả lựa chọn luôn tổng thể 16 người làm đối tượng điều tra.
- Đối với đơn vị xây lắp và đơn vị hưởng lợi, tác giả lựa chọn cỡ mẫu theo công thức của Slovin:
n = N 1+N*e2 Trong đó: + n: Cỡ mẫu + N: Tổng thể
+ e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5% Thay số liệu vào công thức trên để tính cỡ mẫu điều tra, tác giả có kết quả như sau:
STT Đơn vị Số lượng Cỡ mẫu điều tra
1 Đơn vị xây lắp 42 38
2 Đơn vị hưởng lợi 78 65
3 Cán bộ Ban quản lý dự án 16 16
Tổng cộng 138 119