Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo của các địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo của các địa phương

trong nước

- Thực hiện chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.

- Tăng cường phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào các xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế kỹ thuật tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội.

- Với phương châm tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình.

- Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay như thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái?

- Những giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Lục Yên là một trung tâm huyện lỵ của tỉnh Yên Bái, có vị trí địa lý và hệ thống giao thông khá thuận lợi, có nhiều tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, trong những năm qua huyện đã tập trung chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trọng tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, điện và phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế và nhà văn hóa… Các công trình đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Vì vậy, tác giả đã chọn huyện Lục Yên - một huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế xã hội do biết cách khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm điểm nghiên cứu.

Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp 119 đối tượng điều tra đại diện cho 138 cán bộ Ban quản lý dự án, doanh nghiệp xây lắp, đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học,

UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đối tượng điều tra cụ thể như sau:

- Cán bộ Ban QLDA có tổng thể 16 người thì tác giả lựa chọn luôn tổng thể 16 người làm đối tượng điều tra.

- Đối với đơn vị xây lắp và đơn vị hưởng lợi, tác giả lựa chọn cỡ mẫu theo công thức của Slovin:

n = N 1+N*e2 Trong đó: + n: Cỡ mẫu + N: Tổng thể

+ e: Sai số cho phép. Mức sai số được chọn trong trường hợp này là 5% Thay số liệu vào công thức trên để tính cỡ mẫu điều tra, tác giả có kết quả như sau:

STT Đơn vị Số lượng Cỡ mẫu điều tra

1 Đơn vị xây lắp 42 38

2 Đơn vị hưởng lợi 78 65

3 Cán bộ Ban quản lý dự án 16 16

Tổng cộng 138 119

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành; các báo cáo tổng kết và nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, UBND huyện Lục Yên, phòng Thống kê huyện Lục Yên, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế - Hạ tầng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, kho bạc Nhà nước…).

Ngoài ra, thông tin thứ cấp được thu thập còn là những thông tin đã được công bố trên các giáo trình, tạp chí, báo, công trình và đề tài khoa học trong nước, Internet…

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp xây dựng; các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học, UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Nội dung điều tra được chọn lọc từ phần vấn đề cần tìm hiểu, giải quyết. Phiếu điều tra được xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra, phần hai là nội dung điều tra.

Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng Thang đo Likert 5 cấp bậc với các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng” và “rất hài lòng”.

Phiếu điều tra được gửi đến các đơn vị cụ thể như sau:

- Đối với đơn vị xây lắp: Phiếu điều tra được gửi đến Lãnh đạo đơn vị xây lắp phụ trách các dự án đầu tư xây dựng.

- Đối với đơn vị hưởng lợi như Bệnh viện, Trường học, Cơ quan hành chính…: Phiếu điều tra được gửi đến bộ phận hành chính văn phòng, nơi có trách nhiệm nhận bàn giao, theo dõi, bảo quản, sửa chữa các dự án, công trình sau khi hoàn thành.

2.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, Kho bạc Nhà nước... để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách chính xác,

có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có hiệu quả hơn.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

Các phiếu điều tra khảo sát sau khi thu về được sàng lọc, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu do các nguyên nhân như: Người được hỏi chỉ điền dưới 1/3 thông tin khảo sát, chỉ điền thông tin cá nhân, không trả lời các câu hỏi, lựa chọn nhiều đáp án trong các câu hỏi đánh giá.... Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành hệ thống hóa và phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu nhằm phù hợp với việc nghiên cứu.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng. Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả. Các nội dung về vốn đầu tư, hình thức đầu tư, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

Phương pháp so sánh có hai hình thức:

- So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

- So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Cụ thể so sánh những chỉ tiêu: Vốn đầu tư XDCB thực hiện/vốn đầu tư XDCB theo kế hoạch; Chi đầu tư XDCB/Tổng chi NSNN; Gía trị từ chối thanh toán của KBNN/ Vốn đầu tư XDCB mà chủ đầu tư đề nghị thanh toán; Giá trị giảm trừ thông qua quyết toán/Giá trị đề nghị quyết toán.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nội dung:Tìm hiểu số vốn đầu tư XDCB từ NSNN kế hoạch và số vốn đầu tư XDCB tư NSNN đã thực hiệnhàng năm

Ý nghĩa: Để so sánh tỷ lệ (%) giữa mức vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện so với mục tiếu kế hoạchđược lập

Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

+ Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN được lập + Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN thực hiện

2.3.2. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nội dung: Tìm hiểu số vốn đầu tư XDCB từ NSNN được cấp phát theo các ngành giao thông, kết cấu hạ tầng; thủy lợi; giáo dục; văn hóa, di tích, y tế; lĩnh vực khác (trụ sở, chợ, nước sạch...)

Ý nghĩa: Thấy được cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN, trong đó những lĩnh vực nào được quan tâm đầu tư, lĩnh vực nào ít được quan tâm.

Gồm chỉ tiêu số vốn đầu tư XDCB từ NSNN được cấp phát chia theo các ngành

2.3.3. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nội dung: Tìm hiểu số vốn đầu tư XDCB từ NSNN do chủ đầu tư đề nghị thanh toán, số vốn đầu tư XDCB từ NSNN kho bạc nhà nước chấp nhận thanh toán, số vốn đầu tư XDCB từ NSNN kho bạc nhà nước từ chối thanh toán.

Ý nghĩa: So sánh được tỷ lệ (%) giá trị từ chối thanh toán của Kho học nhà nước với giá trị vốn đầu tư XDCB từ NSNN mà chủ đầu tư đề nghị thanh toán

Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

+ Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN do chủ đầu tư đề nghị thanh toán + Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN kho bạc nhà nước chấp nhận thanh toán + Số vốn đầu tư XDCB từ NSNN kho bạc nhà nước từ chối thanh toán + Tỷ lệ từ chối/đề nghị (%)

2.3.4. Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nội dung: Tìm hiểu số dự án đầu tư XDCB từ NSNN được quyết toán, giá trị vốn đầu tư XDCB từ NSNN được chủ đầu tư đề nghị quyết toán, giá trị Kho bạc nhà nước chấp thuận quyết toán.

Ý nghĩa: Thấy được số vốn đầu tư XDCB từ NSNN tiết kiệm được sau quyết toán và tỷ lệ số tiết kiệm được so với vốn đầu tư XDCB từ NSNN được chủ đầu tư đề nghị quyết toán.

Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau: + Số dự án được quyết toán + Giá trị đề nghị quyết toán + Giá trị chấp nhận quyết toán + Tiết kiệm sau quyết toán

2.3.5. Công tác giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Nội dung: Tìm hiểu số đoàn giám sát, thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm; số đơn vị bị xử lý qua kiểm tra, giám sát; Số tiền xử phạt qua kiểm tra, giám sát.

Ý nghĩa: So sánh tình hình giám sát, kiểm tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm

Bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

+ Số đoàn giám sát, thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua các năm

+ Số đơn vị bị xử lý qua kiểm tra, giám sát + Số tiền xử phạt qua kiểm tra, giám sát

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN Ở HUYỆN LỤC YÊN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lục Yên có tổng diện tích đất tự nhiên là 81.001,38 ha, bằng 11,76 % diện tích đất tự nhiên của tỉnh Yên Bái, gồm 24 đơn vị hành chính xã, thị trấn, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Yên Bái, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Yên Bái 93 km. Có vị trí địa lý ở 21o55’30”- 22o02’30” vĩ độ Bắc; 104o30’- 104o53’30” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang và Quang Bình, tỉnh Hà Giang; huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Phía Tây giáp huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; Phía Nam giáp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Huyện Lục Yên bị chia cắt bởi hai dãy núi chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sinh sống và sản xuất từ lâu đời. Do địa hình bị chia cắt gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình.

3.1.1.2. Khí hậu

Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Khí hậu, thời tiết Lục Yên thích ứng với sự phát triển nông lâm nghiệp: trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả: Cam, quýt, hồng; cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương. Tuy nhiên cần chú ý đến các yếu tố đặc thù của tiểu vùng khí hậu để bố trí cơ cấu vùng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý tạo ra năng suất cây trồng cao.

Tài nguyên đất đai: Phân ra thành 2 hệ đất chính đó là hệ đất phù sa do sông Chảy bồi đắp và hệ đất Feralit phát triển trên nền địa chất đa dạng của địa hình đồi núi. Đất thung lũng ven sông Chảy, ven hồ có khả năng trồng hoa màu, lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, gồm nhiều cánh đồng phì nhiêu, vựa lúa của huyện như Mường Lai, Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Minh Chuẩn...

Tài nguyên nước: Huyện Lục Yên có hệ thống sông Chảy qua địa phận dài 65 km với nhiều chi lưu lớn như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc... Mật độ sông suối, ngòi là 1,1 km/1 km2 diện tích. Hồ Thác Bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)