Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 87 - 89)

5. Kết cấu luận văn

3.4.3. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 37/2012/QĐ- UBND ngày 03/10/2012 về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý

đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại các Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 và Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016.

Thể hiện sự quan tâm và là một nỗ lực rất lớn của tỉnh Yên Bái trong việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn. Đối với các dự án có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và các dự án không có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng sẽ được phân cấp công tác thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ đó, giảm được phần lớn khối lượng công tác thẩm định của các sở xây dựng chuyên ngành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với công tác phê duyệt chủ trương đầu tư của toàn bộ các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định UBND tỉnh.

Với quy định phân cấp này, tỉnh Yên Bái mong muốn tạo sự chủ động, tích cực cho các địa phương, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xin - cho, nhất là trong xây dựng cơ bản, lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ được trao quyền lớn hơn, không phải xin kinh phí từng dự án từ 5 tỷ đồng trở xuống và được tự chủ trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, đi kèm là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, từ chủ trương đầu tư, xây dựng danh mục các dự án, thực hiện các thủ tục đầu tư tới việc thi công, hoàn thành và hiệu quả các dự án đầu tư. Mong muốn của tỉnh Yên Bái là sẽ hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém chất lượng, thiếu hiệu quả tại các địa phương và cũng bằng cách này từng bước xử lý tốt nợ đọng XDCB, không để phát sinh thêm nợ mới.

Tỉnh Yên Bái đã thực hiện đẩy mạnh phân cấp cho các ngành, địa phương về quản lý vốn đầu tư công, tạo sự chủ động linh hoạt cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu chung của tỉnh. Như

vậy, huyện Lục Yên cũng như các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh phải chủ động hơn trong việc bố trí, quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho thật hiệu quả, mỗi địa phương cần nỗ lực vươn lên, có quyết định đầu tư đúng và quản lý tốt nguồn vốn đầu tư, đáp ứng mong đợi của tỉnh và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)