Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4.2. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Theo Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan (2009) thì nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:

- Đúng đối tượng: Cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN được thực hiện theo phương thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh… từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân.

Song với sự giới hạn về nguồn vốn của NSNN và để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đòi hỏi cấp phát vốn phải đảm bảo đúng đối tượng là các công trình, dự án đầu tư thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

- Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đầy đủ các tài liệu và thiết kế và dự toán được duyệt.

- Đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và dảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương.

- Theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong phạm vi giá dự toán được duyệt.

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN được cấp phát theo hai hình thức chủ yếu đó là cấp phát hạn mức kinh phí và cấp phát lệnh chi tiền.

- Cấp phát hạn mức kinh phí là phương thức cấp phát phổ biến nhất từ năm 2005 về trước nhằm thực hiện cấp phát kinh phí thường xuyên cho các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Theo đó, hàng tháng hoặc quý, cơ quan tài chính cấp phát hạn mức kinh phí cho đơn vị sử dụng theo kế hoạch chi NSNN. Căn cứ vào hạn mức kinh phí được cấp, đơn vị làm thủ tục lĩnh tiền tại KBNN hoặc làm thủ tục chuyển trả tiền cho đơn vị đã cung cấp hàng hoá dịch vụ. Cuối năm, nếu không sử dụng hết thì hạn mức kinh phí bị huỷ bỏ.

Phương thức này có ưu điểm là việc chi xuất quỹ NSNN tương đối phù hợp với tiến trình chi tiêu của đơn vị thụ hưởng, tiền thuộc NSNN ít bị nhàn rỗi tại cơ quan đơn vị hay tồn ngân khoản tiền gửi tại KBNN hay Ngân hàng

thương mại trong khi tồn quỹ NSNN có hạn (thu trừ chi). Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức này là việc cấp phát qua nhiều khâu trung gian (phân phối lại hạn mức của đơn vị dự toán cấp 1 và cấp 2). Nhiều trường hợp phân phối lại hạn mức không còn đúng với mục đích ban đầu cơ quan tài chính cấp cho đơn vị và để phát sinh tiêu cực trong quá trình phân phối lại hạn mức kinh phí.

- Cấp phát lệnh chi tiền: được áp dụng cho các khoản chi không thường xuyên như: cấp vốn lưu động, cấp phát vốn đầu tư XDCB, các chương trình mục tiêu, chi an ninh kinh tế…

Về nguyên tắc, phương thức này áp dụng cho nhiều việc đã hoàn thành hoặc ứng trước cho nhiều công việc đang thực hiện, những khoản chi nhất định đã ghi trong dự toán NSNN có tính chất pháp lý bắt buộc phải thi hành. Ưu điểm của phương thức này là việc cấp phát và hạch toán khá thuận lợi, có đối tượng, mục đích chi tiêu rõ ràng cụ thể. Song nó lại có nhiều nhược điểm: Trong hoạt động thực tiễn việc cấp phát ngân sách hầu hết là tạm ứng nhưng không có điều kiện ràng buộc mà chỉ là tạm ứng theo kế hoạch cấp phát chứ không sát tiến độ công việc. KBNN không kiểm soát nội dung các khoản chi được cấp bằng lệnh chi tiền mà chỉ thực hiện xuất quỹ NSNN chi trả. Tạm ứng qua nhiều khoản trung gian thường dễ gây thất thoát, tiêu cực và tiền ngân sách nhà nước thường tạm thời nhàn rỗi nhưng nằm ngoài quỹ NSNN. Nhiều khoản kinh phí ngân sách cấp phát không sử dụng hết trong năm lại được chuyển sang năm sau chi tiếp (trái với thể lệ quản lý tài chính ngân sách hiện hành) thậm chí các khoản sử dụng không hết có thể đem cho vay, tạm ứng, ứng trước sai mục đích và hơn nữa quyết toán chi NSNN không còn chính xác (vì còn tồn đọng). Hiệu quả sử dụng NSNN do vậy bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)