Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 77 - 85)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn

3.3.4. Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước

Công tác quyết toán được thực hiện giữa phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước huyện Lục Yên theo hình thức quyết toán khi dự án hoàn thành. Tất cả các dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải thực hiện quyết toán dự án. Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng như sau: Dự án quan trọng quốc gia không quá 12 tháng, dự án nhóm A không quá 12 tháng, dự án nhóm B không quá 9 tháng, dự án nhóm C không quá 6 tháng, dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không quá 3 tháng.

Nếu thực hiện tốt công tác quyết toán sẽ tiết kiệm vốn đầu tư cho NSNN, khắc phục và chỉ ra sai sót của chủ đầu tư và nhà thầu trong việc thực hiện trình tự đầu tư; trong việc tổ chức thi công nghiệm thu như: Nghiệm thu khối lượng không đúng với thực tế; vật tư vật liệu đưa vào công trình sai khác so với thiết

kế; áp dụng sai định mức, đơn giá và các chế độ chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Ngành Kho bạc nhà nước đã ban hành và thống nhất thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi NSNN. Trong quá trình giao dịch “một cửa” đã thu được những kết quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch. Đây cũng là một hình thức nhằm công khai, minh bạch quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát chi ngân sách để khách hàng nắm vững quy trình nghiệp vụ KBNN và thực hiện đúng theo quy định. Trong những năm vừa qua, phòng Tài chính - Kế hoạch và kho bạc nhà nước huyện Lục Yên đã thực hiện quyết toán, thanh toán các dự án, công trình được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.9: Kết quả thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSSN tại huyện Lục Yên giai đoạn 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số dự án được quyết toán Dự án 161 155 90 2 Giá trị đề nghị quyết toán Triệu

đồng 212.153 195.301 147.328 3 Giá trị chấp nhận quyết toán Triệu

đồng 211.780 195.142 147.200 4 Tiết kiệm sau quyết toán Triệu

đồng 373 159 128

5 Tỷ lệ giảm trừ (Giá trị giảm

trừ/ Giá trị đề nghị quyết toán) % 0,18 0,08 0,09

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước huyện Lục Yên) Nhìn vào bảng số liệu 3.10 về kết quả thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB cho thấy: Hàng năm công tác duyệt quyết toán đều tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân sách nhà nước. Năm 2014 tiết kiệm được 0,18%, năm 2015 tiết kiệm 0,08% và năm 2016 tiết kiệm được 0,09%. Số liệu này phản ánh sự chặt chẽ trong công tác kiểm tra, thẩm tra quyết toán của cơ

quan tài chính và kho bạc đồng thời cũng thể hiện sự chưa thật chặt chẽ của chủ đầu tư và nhà thầu trong công tác nghiệm thu, làm hồ sơ quyết toán công trình. Chi tiết về một số công trình sau quyết toán có sự chênh lệch so với dự toán góp phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước giai đoạn 2014 - 2016 được tập hợp tại bảng 3.10 dưới đây:

Công tác quyết toán các công trình tồn đọng đã được đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư trên địa bàn huyện Lục Yên. Thực hiện chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì cùng phối hợp với các ngành, các cấp rà soát công trình, đốc thúc các chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ quyết toán. Hàng năm, rà soát số lượng dự án tồn đọng, đối chiếu với Kho bạc nhà nước để thông báo cho các đơn vị tiến hành quyết toán các công trình hoàn thành. Chính vì vậy, số lượng công trình tồn đọng chưa quyết toán đã được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Số lượng công trình hoàn thành chưa quyết toán còn nhiều, dự án tồn đọng nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn không cao, công tác quản lý lỏng lẻo, thiếu sự giám sát, đốc thúc từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Về số liệu danh mục dự án hoàn thành chưa quyết toán, thông qua rà soát các dự án có chủ đầu tư thuộc xã, thị trấn quản lý, thấy rằng việc phối hợp của các chủ đầu tư với Kho bạc Nhà nước đang còn hạn chế, dẫn đến công trình đã quyết toán rồi nhưng chủ đầu tư chưa phối hợp kịp thời với cơ quan Kho bạc nhà nước để thực hiện việc tất toán tài khoản đóng mã dự án. Việc chậm phối hợp này đã làm mất thời gian rà soát cũng như thiếu tính chính xác trong báo cáo, quản lý.

Bảng 3.10: Chi tiết các công trình tiết kiệm NSNN sau phê duyệt quyết toán thàn thành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng Tên công trình Dự toán được duyệt Quyết toán được duyệt Tiết kiệm so với dự toán

Năm 2014 373

1. Nhà lớp học mầm non Trường MN An Lạc 1.167 1.071 96 2. Nhà lớp học mầm non Trường MN Bình

Minh, xã Động Quan 328 302 26

3. Nhà lớp học tiểu học xã Lâm Thượng 456 413 43 4. Nhà văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện

Lục Yên 1.154 963 191

5. Nhà văn hóa Kha Bán xã Liễu Đô 1.167 1.150 17

Năm 2015 159,28

1. Cầu cứng thôn Câu Mơ xã Liễu Đô 2.797 2.747 50 2. Nhà lớp học Trường MN Trúc Lâu 789,63 775 14,62

3. Mương nội đồng Liễu Đô 134,24 128,59 5,66

4. Công trình phụ trợ của BCH Quân sự huyện 1.181 1.169 12 5. Lớp học mầm non Trường MN Khân Thống

xã Tân Lĩnh 2.385 2.308 77

Năm 2016 127,64

1. Thủy lợi Tông Châng xã Trúc Lâu 384,69 364,24 20,45 2. Nhà lớp học Trường MN xã An Lạc 128,76 126,63 2,13 3. Đường từ thôn 8 đến thôn 9 xã Minh Chuẩn 774,30 689,22 55,08 4. Trụ sở UBND xã Tô Mậu 3.933,66 3.893,06 40,60 5. Sửa chữa nhà ở giáo viên Trường THCS

Mường Lai 464,07 454,68 9,38

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch)

- Công tác chỉ đạo quyết toán dự án tồn đọng đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhưng nhìn chung chưa được thường xuyên, kịp thời và dứt điểm vẫn còn các dự án có thời gian hoàn thành đã lâu nhưng chưa được lập hồ sơ báo cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số lượng dự án trên địa bàn huyện chưa quyết toán còn nhiều; năng lực, trình độ của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu

cầu, quá trình triển khai dự án chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục quản lý, không xử lý dứt điểm vướng mắc nên khi thi công xong thiếu các văn bản cần thiết, phải làm đi làm lại nhiều lần hồ sơ quyết toán.

- Nhìn chung các xã, thị trấn, phòng, ban ngành số lượng cán bộ thẩm tra cũng như công tác chỉ đạo quyết toán chưa tương xứng với nhu số lượng dự án hoàn thành cần quyết toán.

3.3.5. Công tác giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Hiện nay, để giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có nhiều cơ quan như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, giám sát về đầu tư nằm ở cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra ngành tài chính, thanh tra chuyên ngành, hệ thống giám sát của các công ty tư vấn, giám sát của ngành công an, giám sát cộng đồng. Cụ thể trong giai đoạn 2014-2016 số liệu giám sát, thanh tra trên địa bàn huyện Lục Yên thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11: Tổng hợp tình hình giám sát, thanh tra quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số đoàn giám sát, thanh

tra Đoàn 3 5 4

2 Số đơn vị bị xử lý qua

kiểm tra, giám sát Đơn vị 8 10 15

3 Số tiền xử phạt qua

kiểm tra, giám sát

Triệu

đồng 23,051 28,247 31,541

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, công tác thanh tra, kiểm toán đã từng bước được quan tâm thực hiện, số dự án đã thực hiện thanh tra, kiểm toán ngày một tăng, ngày càng phát hiện nhiều đơn vị sai phạm, số đơn vị bị xử lý qua kiểm tra giám sát năm 2014 là 8 đơn vị, năm 2015 tăng lên 10 đơn vị và

năm 2016 tăng lên 15 đơn vị. Qua thanh tra, kiểm toán đã phát hiện nhiều sai sót và xử lý thu hồi nộp ngân sách 82,839 triệu đồng trong 3 năm từ 2014-2016. Nguyên nhân một số dự án do yếu kém của cơ quan tư vấn nên có sai sót khi lập hồ sơ, một số Chủ đầu tư chưa nắm chắc nội dung dự án của mình; Sự am hiểu về công tác quản lý đầu tư xây dựng và công tác theo dõi, giám sát, đánh giá đầu tư của một số Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án còn hạn chế.

Việc kiểm tra và giám sát đã phát hiện kịp thời nhiều sai phạm của cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy nhiên, việc xử lý các sai phạm là chưa kiên quyết, chưa nghiêm; công tác kiểm tra, giám sát mới chỉ dừng lại trong quá trình thực hiện dự án liên quan đến đối tượng là nhà thầu và chủ đầu tư chứ chưa quan tâm xem xét, đánh giá chủ trương đầu tư; xem xét và xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến khâu lập, thẩm định dự án. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa có sự kết hợp chặt chẽ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra và giám sát còn yếu, số người có trình độ chuyên môn sắc sảo trong quản lý đầu tư XDCB còn ít. Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân huyện vẫn còn mang nặng tính hình thức. Một số trường hợp chỉ kiểm tra thông qua báo cáo của đơn vị quản lý, dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm tra không cao.

Việc thanh tra các công trình đầu tư xây dựng còn thụ động, hàng năm Thanh tra huyện đều có xây dựng các chuyên đề thanh tra đầu tư xây dựng, tuy nhiên chủ yếu thanh tra các công trình có nhiều dư luận xã hội, đơn thư khiếu nại. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước chưa thường xuyên, liên tục, số lượng dự án, công trình được kiểm tra, thanh tra so với tổng số còn rất ít. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết và nghiêm minh.

3.3.6. Đánh giá quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua kết quả điều tra

Trong 119 phiếu điều tra khảo sát đối với đại diện doanh nghiệp xây dựng; các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: trường học, UBND các xã, bệnh viện, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; các cán bộ quản lý trong công tác lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lục Yên phát ra thì thu về được

106 phiếu. Kết quả phiếu đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên Cụ thể như sau:

Mức độ đánh giá được xếp hạng từ 1 đến 5 tương ứng với “rất không hài lòng”, “không hài lòng”, “bình thường”, “khá hài lòng” và “rất hài lòng”.

Bảng 3.12: Kết quả điều tra về thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

NỘI DUNG

Mức độ đánh giá Trung bình chung 1 2 3 4 5

I. Công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1. Chất lượng công tác lập kế hoạch vốn 12 18 45 21 10 2.99

2. Việc thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn

đầu tư 23 31 32 11 9 2.55

3. Việc bố trí vốn đầu tư có đảm bảo đúng

nguyên tắc và thứ tự ưu tiên 5 27 12 54 8 3.31

II. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

có đúng đối tượng 3 9 27 52 15 3.63

2. Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

có đúng tiến độ 6 20 29 16 35 3.51

3. Hình thức cấp phát vốn đầu tư XDCB từ

NSNN tại địa phương hiện nay là phù hợp 1 14 30 45 16 3.58

III. Thanh toán và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1. Việc công khai hồ sơ, danh mục tài liệu

làm căn cứ thanh toán vốn 5 7 28 65 1 3.47 2. Việc phối hợp giữa các đơn vị trong

thực hiện thanh toán vốn 3 55 42 6 3.48

3. Đánh giá chất lượng công tác thanh toán

vốn đầu tư XDCB từ NSNN 11 25 37 26 7 2.93 4. Phương thức thanh toán vốn đầu tư

XDCB từ NSNN tại địa phương hiện nay là phù hợp

9 6 59 31 1 3.08 IV. Quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1. Đánh giá chất lượng công tác quyết toán

2. Sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước với các đơn vị trong thực hiện việc quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

3 7 46 27 23 3.57

3. Hình thức quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại địa phương hiện nay là phù hợp

1 34 62 5 4 2.78 V. Công tác giám sát, thanh tra quản lý

vốn đầu tư XDCB từ NSNN

1. Các đoàn giám sát, thanh tra đều có nội

dung và phương pháp làm việc phù hợp 17 26 43 16 4 2.66 2. Công tác giám sát, thanh tra được thực

hiện thường xuyên 8 10 34 37 17 3.42

3. Đánh giá kỹ năng, thái độ làm việc của

cán bộ thực hiện giám sát, thanh tra 22 24 56 4 3.40

VI. Đánh giá năng lực của cán bộ Ban quản lý dự án

1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán

bộ làm việc tại Ban quản lý dự án 15 28 57 6 3.51 2. Thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ làm

việc tại Ban quản lý dự án 25 77 4 3.80

3. Kỹ năng trong việc hướng dẫn, phối hợp hoạt động với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án

6 33 62 5 3.62 VII. Các chính sách, chế độ trong đầu tư

XDCB từ NSNN

1. Sự phù hợp của các văn bản quy phạm

pháp luật về đầu tư XDCB 3 17 26 50 10 3.44 2. Ông/bà đánh giá như thế nào về sự phân

cấp quản lý trong đầu tư XDCB 5 21 78 2 3.73

IX. Hiệu quả của các công trình đầu tư

XDCB từ NSNN ở huyện Lục Yên 24 36 40 6 3.26

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Ý nghĩa các giá trị “Trung bình trung” như sau: 1.00 - 1.80: Rất không hài lòng

1.81 - 2.60: Không hài lòng 2.61 - 3.40: Bình thường

3.41 - 4.20: Khá hài lòng 4.21 - 5.00: Rất hài lòng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, đa số các đối tượng được điều tra đều cho rằng “Khá hài lòng” với công tác cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN (với 03 tiêu chí là đúng đối tượng, đúng tiến độ, hình thức cấp phát vốn là phù hợp); “Khá hài lòng” với năng lực của cán bộ Ban quản lý dự án (về trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, kỹ năng trong hướng dẫn phối hợp hoạt động với các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án); “Khá hài lòng” với các chính sách, chế độ trong đầu tư XDCB từ NSNN (về sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật, về sự phân cấp quản lý trong đầu tư XDCB) và “Khá hài lòng với việc công khai hồ sơ, danh mục tài liệu làm căn cứ thanh toán; việc phối hợp giữa các đơn vị trong thực hiện thanh toán, quyết toán; công tác giám sát, thanh tra được thực hiện thường xuyên.

Đa số các đối tượng được điều tra đều cho rằng “Không hài lòng” với việc thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư.

Đối với các chỉ tiêu còn lại thì đa số các đối tượng được điều tra đều cho rằng “Bình thường”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)