Đổi mới công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 100 - 102)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ

4.2.3. Đổi mới công tác lập và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ

Nâng cao chất lượng lập và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng từ NSNN. Công tác lập kế hoạch luôn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế nói chung và trong công tác quản lý ĐTXDCB nói riêng, nó có vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại và tính hiệu quả của công tác đầu tư. Việc phân bổ khối lượng vốn đầu tư bao nhiêu cho một ngành được tính toán dựa trên nhu cầu thực tế của ngành đó. Để nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu tư có thể tập trung vào một số biện pháp sau:

- Lập kế hoạch trung và dài hạn theo đúng quy định của luật Đầu tư công. Giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN ngay từ đầu năm kế hoạch. Lập và giao kế hoạch vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Ưu tiên vốn và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, không bố trí dàn trải cho các công trình.

Giao kế hoạch vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc giao kế hoạch vốn tràn lan thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo chưa thực hiện nghiệm thu.

- Công tác giao kế hoạch vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể: kiên quyết không bố trí vốn các dự án không có thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị. Đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện theo đúng tiến độ: Dành 40% để thanh toán nợ XDCB hoàn thành; dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp; dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm C trong 2 năm công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công.

- Thực hiện kiểm soát tiến độ các công trình XDCB từ NSNN để việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo kịp thời. Trước mắt, tập trung rà soát, đánh giá các dự án XDCB quan trọng (như: giao thông, điện, thuỷ lợi,..) đang triển khai, có tác động trực tiếp tới thu hút đầu tư và phát triển có tính liên vùng giữa các địa phương. Lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tiến hành rà soát , kiểm tra, xác minh các khoản nợ đọng vốn đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó bố trí nguồn vốn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán.

- Kiểm tra, giám sát để điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không khả thi sang các dự án đảm bảo tiến độ nhưng còn thiếu vốn. Hàng năm cân đối nguồn đầu tư xây dựng để bố trí vốn cho hợp lý. Việc bố trí vốn cho từng dự

án phải tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án ĐTXD. Ngay từ đầu năm tài chính huyện phải có kế hoạch bố trí vốn trả nợ cho các dự án hoàn thành và bố trí vốn cho các dự án xây dựng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) n lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)