Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN giai đoạn
3.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện
Việc đầu tư vốn để thu gom rác thải khu vực đô thị đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa các chất thải độc hại nhằm từng bước cải thiện môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số dự án, công trình xây dựng cơ bản chưa phát huy đầy đủ hiệu quả như mong đợi, cụ thể 02 dự án chỉ phát huy một phần hiệu quả sau khi hoàn thành năm 2015 là: Dự án di xã Tô Mậu, dự án di dân xã Minh Tiến (do dân không chịu chuyển tới nơi ở mới hoặc chuyển tới nơi ở mới nhưng chiếm tỷ lệ thấp).
3.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Lục Yên Yên
Thực hiện Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong đó có quy định cụ thể việc thực hiện phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn. Đối với các dự án có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng và các dự án không có cấu phần xây dựng với tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng sẽ được phân cấp công tác thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ đó, giảm được phần lớn khối lượng công tác thẩm định của các sở xây dựng chuyên ngành đối với các dự án thuộc
thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với công tác phê duyệt chủ trương đầu tư của toàn bộ các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định UBND tỉnh.
Với quy định phân cấp này, đã tạo sự chủ động, tích cực cho các địa phương, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xin - cho, nhất là trong xây dựng cơ bản, lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực. Như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ được trao quyền lớn hơn, không phải xin kinh phí từng dự án từ 5 tỷ đồng trở xuống và được tự chủ trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, đi kèm là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, từ chủ trương đầu tư, xây dựng danh mục các dự án, thực hiện các thủ tục đầu tư tới việc thi công, hoàn thành và hiệu quả các dự án đầu tư. Mong muốn của tỉnh Yên Bái là sẽ hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém chất lượng, thiếu hiệu quả tại các địa phương và cũng bằng cách này từng bước xử lý tốt nợ đọng XDCB, không để phát sinh thêm nợ mới.
Việc phân cấp cho các ngành, địa phương về quản lý vốn đầu tư công đã được đẩy mạnh, tạo sự chủ động linh hoạt cho các địa phương phát triển kinh