1 .Lý do chọn đề tài
7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm, mụctiêu bảođảm phổ biến giáodục phápluật về trật
3.1.1.Mục tiêu
Trước hết, PBGDPL nói chung, PBGDPL về TTATT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng phải luôn bám sát, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam qua từng giai đoạn và gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, Đảng ta luôn quan tâm, coi trọng PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT nói riêng cho cán bộ, công chức và nhân dân. Nghị quyết đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật… Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật”.
Tiếp đó, trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta khẳng định: “Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”.
Đối với tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước về PBGDPL thời gian qua, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những bất cập còn tồn tại đưa công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lên một tầm cao mới, thời gian tới đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận tổ quốc, các ban, ngành cần tăng cường, xác định trọng tâm công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT trong thời gian tới là:
- Tuyên truyền chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND của UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc, không uống rượu, bia trong giờ làm việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Đưa ra những đánh giá, nhận định tổng quan về diễn biến của tai nạn giao thông, tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về TTATGT trong ngành GTVT làm căn cứ đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ của Ban An toàn giao thông tỉnh cũng như của toàn tỉnh;
- Đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác PBGDPL về TTATGT trên địa bàn tỉnh mang tính đồng bộ, khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn 2020-2025 định hướng đến năm 2030;
- Góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của các chủ thể tham gia giao thông, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải;
- Góp phần thực hiện mục tiêu chung là giảm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông và từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh;
- Phấn đấu 100 % cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và thanh niên, học sinh, sinh viên các trường đào tạo, huấn luyện trong ngành GTVT được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.
3.1.2. Quan điểm bảo đảm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại tỉnh Thái Nguyên toàn giao thông tại tỉnh Thái Nguyên
Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, cần tập trung vào các quan điểm sau:
- Bổ sung các mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp tỉnh, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn, nhất là các dự án khu đô thị, chung cư cao tầng.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
- Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địabàn tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên