Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánhgiá rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 114)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giảipháp hoànthiện tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết đánhgiá rút kinh nghiệm

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động PBGDPL.

Thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm xem xét, kiểm soát, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục pháp luật của các ban, ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh đến huyện và UBND các xã, thị trấn cũng như các tổ chức, cá nhân có chức trách, nhiệm vụ hoặc có liên quan đến công tác PBGDPL về TTATGT nhằm phát huy những nhân tố tích cực đồng thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm trong công tác này.

Nội dung của thanh tra, kiểm tra là soát xét việc chấp hành nhiệm vụ, kế hoạch, chính sách, pháp luật về PBGDPL về TTATGT đường bộ. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, các chủ thể có trách nhiệm quản lý nhà nước có thể đánh giá thực trạng, phát hiện, xử lý kịp thời sai phạm, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL của UBND tỉnh, Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp… cải tiến cơ chế quản lý, hoàn thiện nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức PBGDPL tạo điều kiện cho pháp luật đi vào cuộc sống.

Việc kiểm tra được tiến hành trực tiếp thông qua báo cáo từ cơ sở, có thể tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất. Kiểm tra thường xuyên được tiến hành thông qua kế hoạch kiểm tra xác định trước, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá những sự việc, những nội dung mang tính thời sự để nắm được tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị hoặc khi có khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ.

Qua kiểm tra, thanh tra phải có những nhận xét đầy đủ, đánh giá khách quan về hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh. Từ đó có sự chỉ đạo sát sao và xác định các giải pháp tối ưu để khắc phục, từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong thực tiễn tiến hành; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình điều chỉnh kế hoạch, chương trình, đề án, nội dung thực hiện công tác PBGDPL phù hợp với nhiệm vụ

chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, cần phải hiện đại hóa công tác kiểm tra, giám sát giao thông. Đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các điểm nút giao thông ngã ba, ngã tư khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, trung tâm các huyện, thành thị, và một số tuyến giao thông trọng điểm. Áp dụng xử phạt nguội đối với những hành vi vi phạm, thông qua công tác xử lý vi phạm để tuyên truyền, nhắc nhở người dân có ý thức tự giác trong việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, công tác thi đua khen thưởng cũng cần được quan tâm chỉ đạo thường xuyên để kịp thời tôn vinh, động viên, khuyến khích các điển hình tiên tiến, các tấm gương tiêu biểu qua đó khích lệ, cổ vũ tinh thần các tổ chức, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ.

3.2.6.Tăng cường nguồn lực bảo đảm thực hiện tốt hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)