1 .Lý do chọn đề tài
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giảipháp hoànthiện tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật
3.2.6. Tăng cường nguồn lựcbảo đảm thựchiện tốt hoạtđộng phổ biến
Tỉnh Thái Nguyên cần phải bảo đảm điều kiện về nguồn nhân lực, kinh phí cơ sở vật chất cho hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách chi cho hoạt động giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng đặc thù. Các ngành, các cấp cần quan tâm bố trí hợp lý kinh phí, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục pháp luật tương xứng với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tỉnh Thái Nguyên cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, đãi ngộ lực lượng tham gia hoạt động PBGDPL.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học của Chính phủ, mạng Internet; xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật
điện tử; sử dụng có hiệu quả mạng lưới truyền thanh cơ sở, các cơ quan báo chí, truyền thông để đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới đây. Khai thác, tận dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên.
Trong hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ cần tận dụng tối đa đội ngũ thanh niên tình nguyện của tỉnh, đề cao vai trò, uy tín của các trưởng thôn, cán bộ hoà giải cơ sở, những người có uy tín trong các dòng họ, đặc biệt là những người làm kinh tế giỏi, các chủ doanh nghiệp, các chủ hộ kinh doanh; có cơ chế thu hút họ tham gia hoạt động giáo dục pháp luật, tạo nên lực lượng chủ thể giáo dục pháp luật hùng hậu; khai thác tiềm năng tri thức khoa học công nghệ, tri thức pháp luật, các tri thức đời sống và nguồn tài chính của các đối tượng này phục vụ cho hoạt động PBGDPL.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng PBGDPL về TTATGT đường bộ từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên tại chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số mục tiêu, quan điểm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động PBGDPL tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó, đặc biệt là nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động PBGDPL về TTATGT trong việc bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Cần thiết phải thực hiện đồng bộ, toàn diện các biện pháp nâng cao năng lực nhận thức, ý thức của chủ thể và đối tượng PBGDPL; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan làm nhiệm vụ PBGDPL, đổi mới phương pháp, nội dung và nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện, nguồn lực đúng mức, nhằm thực hiện PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả tốt nhất.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua đó, công tác PBGDPL về TTATGT đã đi vào nền nếp và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Luận văn của tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về PBGDPL, gắn hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ với thực tế tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của công tác PBGDPL. Kết quả nghiên cứu các nội dung của luận văn là cơ sở để tác giả rút ra những kết luận sau:
Hoạt động tổ chức PBGDPL nói chung, PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng cần phải luôn bám sát đường lối, chính sách của Đảng. Cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên và tình hình thực tiễn, nhiệm vụ của địa phương để có chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp.
Cần phải sử dụng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp để nângcao kiến thức, ý thức pháp luật cho người dân tại tỉnh Thái Nguyên. Chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với hoạt động đời sống thường ngày của người dân. Quá trình thực hiện phải đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng sát sao, dựa trên cơ sở nhu cầu, tình hình chấp hành kỷ luật của người dân để triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác giáo dục pháp luật phù hợp.
Hiệu quả PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật; nhu cầu, khả năng nhận thức, ý thức pháp luật, văn hóa giao thông của người dân; tính chủ động, tích cực của mỗi cá nhân; chất lượng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; sự tham gia của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các cơ quan báo chí, truyền thông, những người hành nghề pháp luật, ngườicó uy tín trong cộng đồng, hòa giải viên…) và các điều kiện bảo đảm (về bộ máy, nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất). Đây là những yếu tố tác động quan trọng cần phải được phân tích, đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện trong quá trình triển khai PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2015),
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2016.
2. Ban an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016),
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2017.
3. Ban an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017),
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2018.
4. Ban an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2018),
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2015, 2018 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2019.
5. Ban an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2019),
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ các năm 2020.
6. Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.
7. Ban Bí thư (2012), Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Hà Nội.
8. Hoàng Long Biên, Hoàng Thị Thu Hằng (2016),Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020,
9. Bộ Giao thông vận tải (2015), Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ GTVT Phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”
10. Bộ Giao thông vận tải (2016), Quyết định số 2682/QĐ-BGTVTngày 26/8/2016 của Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm TTATGT trên hệ thống đường bộ cao tốc”
11. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
12. Chính phủ (2013), Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội
13. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
14. Phạm Kim Dung (2011), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Trần Sơn Hà (2016), Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giaothông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia
16. Đặng Thị Tuyết Hạnh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tácphổ biến, giáo dục pháp luật, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề tháng 6/2013.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Nghị quyết số 69/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018.
18. Đặng Vũ Huân (2011), Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 10/2011
19. Nguyễn Khắc Hùng (2009), Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên
20. Đỗ Xuân Lân (2017), Quản lý nhà nước về Phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, Trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
21. Ngô Quang Ngọc (2011), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia
22. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.
23. Quốc hội (2012), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội
24. Nguyễn Ngọc Thạch (2015), Nghiên cứu các giảipháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành tổ chức và quản lý vận tải, Đại học Giao thông vận tải 25. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày
24/10/2012 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia đảm bảo TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
26. Từ Nhật Tú (2018), Nghiên cứu giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của lực lượng Cảnh sát Giao thông về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địạ bàn tỉnh Quảng Bình, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, mã 07/2018-QLKH, Cơ quan công an tỉnh Quảng Bình
27. Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (2005), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
28. Đặng Quang Tuân (2012), Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học quốc gia Hà Nội
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2014), Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND Quy định mức chi, lập dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2015), Quyết định số 93/QĐ- UBND ngày 12/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016), Quyết định số 178/QĐ- UBND ngày 15/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2017), Quyết định số 203/QĐ- UBND ngày 24/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2018), Quyết định số 165/QĐ- UBND ngày 17/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2019), Quyết định số 111/QĐ- UBND ngày 09/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
Một số hình ảnh về hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2015 - 2019
Hình 1: Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt tuyên truyền kiến thức pháp luật tới Hội nông dân các địa phương
Hình 2:Lực lượng cảnh sát giao thông tích cực phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh
Hình 3: Học sinh trường THCS Bình Sơn, thành phố Sông Công ký cam kết chấp hành luật an toàn giao thông
Hình 4: Sinh viên trường Đại học Thái Nguyên giao lưu trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức
Hình 5: Thực hành xử lý tình huống khi tham gia giao thông trên máy động RT là một điểm mới trong công tác tuyên truyền về Luật ATGT
trong năm 2019
Hình 6: Bảng tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông được treo, dựng tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên
Hình 7: Cán bộ xe lưu động xã Tân Thái, huyện Đại Từ trong một buổi đi tuyên truyền an toàn giao thông
PHỤ LỤC 02
Bảng 1: Nội dung tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2019
TT Nội dung Cơ quan chủ trì Cá nhân, đơn vị
thực hiện phối hợp Thời gian 1 Thực hiện Kết luận 45- KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 12/NQ- CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ Ban ATGT tỉnh - Các cơ quan là thành viên Ban ATGT tỉnh; - Các tổ chức đoàn thể tỉnh. Thường xuyên 2
Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. - Ban ATGT các huyện, thành phố; - Các cơ quan thành viên Ban ATGT. - Đài PT-TH tỉnh; - Báo Thái Nguyên.
Thường xuyên
3
Các tổ chức Đoàn thể thực hiện tuyên truyền và tham gia giữ gìn TTATGT.
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Liên đoàn LĐ tỉnh;
- Hội cựu chiến binh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ; - Hội Chữ thập đỏ; - Đoàn TNCS HCM. - Phòng Cảnh sát giao thông; Công an các huyện, thành phố;
-Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan. Theo các Chương trình phối hợp đã ký kết
4
Tuyên truyền quy tắc giao thông đường bộ, quy định về nồng độ cồn; tốc độ của phương tiện; đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và người ngồi trên mô tô, xe đạp điện.
Công an tỉnh
-Ban ATGT các huyện, thành phố; - Các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh.
Thường xuyên
5
Tổng hợp các trường hợp vi phạm TTATGT trên địa bàn
toàn tỉnh. Công an tỉnh
- Các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh; - Các tổ chức đoàn thể.
Thường xuyên
6
In tài liệu tuyên truyền về đã uống rượu bia, không lái xe
VP Ban ATGT tỉnh -Ban ATGT các huyện, thành phố; - Công an tỉnh; - Đài PT-TH tỉnh; - Báo Thái Nguyên.
Quý II
7
In tài liệu tuyên truyền Nghị định 100/2019/NĐ- CP ngày
30/12/2019 của Chính phủ VP Ban ATGT tỉnh
- Ban ATGT các huyện, thành phố; - Công an tỉnh; - Đài PT-TH tỉnh; - Báo Thái Nguyên.
Quý II
8
In đề can thông điệp “Đã uống rượu bia – Không lái
xe” VP Ban ATGT
tỉnh
- Ban ATGT các huyện, thành phố; - Công an tỉnh; - Đài PT-TH tỉnh; - Báo Thái Nguyên.
Quý II
9
Tuyên truyền tác hại của việc uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện.
Sở Y tế - VP Ban ATGT tỉnh; - Ban ATGT các huyện, thành phố; - Công an tỉnh; - Sở GTVT. Quý I
10
Tổ chức tập huấn công tác ATGT cho cán bộ công đoàn cơ sở huyện, thành phố.
Liên đoàn Lao động tỉnh
- Ban ATGT các huyện, thành phố; - Các cơ quan có liên quan.
Quý III
11
Tuyên truyền và tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử
vong do tai nạn giao thông. Ban An toàn giao thông tỉnh - VP Ban ATGT tỉnh; - Ban ATGT các huyện thành phố; - Các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh.
Quý IV
12
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra xe đạp điện, xe máy điện. Sở Công thương - Sở GTVT; - Ban ATGT các huyện, thành phố; - VP Ban ATGT tỉnh; - Đài PT&TH tỉnh. Quý II 13
Tuyên truyền an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn, khu vực đồng bào dân