Tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật tự an

1.4.2. Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là đầu mối trung chuyển, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội nối liền với các tỉnh phía Tây Bắc. Cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng gia

tăng, do vậy hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về TTATGT đường bộ, xây dựng và hình thành văn hóa giao thông trong cộng đồng, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 về một số biện pháp bảo đảm TTATGT giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, triển khai đưa “Văn hóa giao thông” vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các công trình hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch, đường vành đai, trục giao thông hướng tâm; rà soát, lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu chỉ huy giao thông tại các nút giao thông đô thị; phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng và nâng cao chất lượng vận tải hành khách bằng xe buýt; thực hiện xã hội hóa việc đảm bảo TTATGT; huy động các lực lượng tham gia công tác đảm TTATGT và hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng làm nhiệm vụ; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT.

Phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tổ chức tuyên truyền TTATGT trực tiếp tại các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, trường học, khu dân cư cho hơn 74 nghìn lượt người. Ký cam kết không vi phạm các quy định về đảm bảo TTATGT, với gần 7.200 hộ kinh doanh ven đường, hộ có phương tiện giao thông, các cơ sở kinh doanh. Thực hiện ký cam kết với hơn 7.000 hộ dân về chấp hành các quy định đảm bảo an toàn hành lang giao thông; vận động gần 3.500 hộ dân tự tháo dỡ, thu dọn công trình, biển, bảng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông...

Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, trong những năm qua, nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong hệ

thống chính trị và toàn xã hội về hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT tiếp tục được nâng lên rõ rệt; tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)