Cơ sở pháp lý củahoạt động tổchức phổ biến giáodục phápluật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 61)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật

2.2.1. Cơ sở pháp lý củahoạt động tổchức phổ biến giáodục phápluật về

Những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đảm bảo quốcphòng an ninh của tỉnh, hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ cho người dân đã được cấpủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chỉ đạo,hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện. Hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ bước đầu được tổ chức triển khai đặt trong sự hài hoà với luật tục địa phương; các chủ trương, chính sách của Đảng, thể chế, pháp luật về PBGDPLtrên địa bàn tỉnh đã bảo đảm quyền được thông tin pháp luật của người dân, bảođảm giáo dục pháp luật là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nướcgiữ vai trò nòng cốt.

Xác định tầm quan trọng của hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ, nhiều văn bản đã được tỉnh ban hành như: Chương trình hành động

số 18-CTr/TU ngày 14/5/2013 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 69/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019; Công văn số 218-CV/TU ngày 28/4/2016 về việc tăng cường công tác bảo đảm TTATGT; ban hành các kế hoạch:

Kế hoạch số 06/KH-BATGT ngày 12/01/2016 của Ban An toàn giao thông tỉnh về công tác bảo đảm TTATGT Năm An toàn giao thông 2016;... thực hiện Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 20/10/2017 về Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2017, kế hoạch số 18/KH- UBND ngày 03/02/2018 về việc phát động chuyên đề thi đua “Bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2018, kế hoạch 132/KH-UBND ngày 22/5/2019 về việc thực hiện Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ cao tốc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2019, Công văn số 219/UBND-XDCB gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt…

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo TTATGT đường bộ như các công điện về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ hội.

Ngoài ra, các đơn vị khác như Sở giao thông, Sở giáo dục và đào tạo, Phòng cảnh sát giao thông cũng có nhiều văn bản về việc PBGDPL

vềTTATGT như: Kế hoạch liên ngành số 505/KHLN/TĐTN-CA- BATGT ngày 22/8/2016 về tổ chức “Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông” tỉnh Thái Nguyên năm 2016; Kế hoạch số 12/KHLN/CVĐTNĐPCSĐT- TTGTVT ngày 19/02/2017 về phối hợp tuyên truyền bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2017; Công văn số 473/SGDĐT-VTBNG ngày 25/4/2018 về việc ký kết thực hiện quy định pháp luật về an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ; Công văn số 503/STP-PBGDPL ngày 12/7/2018 về cấp phát tài liệu tuyên truyền trật tự, an toàn giao thông; Công văn số 519/SGDĐT-VP ngày 04/4/2019 về tổ chức Hội thi tuyên truyền An toàn giao thông năm học 2019-2020 cho học sinh mầm non trên địa bàn...

Nhìn chung, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản để triển khai các hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh. Các văn bản trên của tỉnh ủy, UBND, Ban An toàn giao thông tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầnglớp nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân và tập thể trong hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ. Qua các văn bản này cũng xác định rõ trách nhiệm của cấp ủyđảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên trong chỉ đạo và thực hiệnPBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng đã chỉ đạo các ban,ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kếhoạch triển khai hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ của đơn vị mình với các hình thức và nộidung phù hợp đối với từng đối tượng, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạotriển khai thực hiện PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn có chiều sâu và hiệu quả.

2.2.2.Tổ chức bộ máy thực hiện tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho

mọi tầng lớp nhân dân, tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến thành phố, huyện và thị xã đối với công tác PBGDPL về TTATGT đường bộtrong thời gian vừa qua.

Thực hiện quyết định số 57/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành Quyết định số 769/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, Ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng; giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh; có một trong các nhiệm vụ là tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các Bộ, ngành liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thành phần Ban An toàn giao thông tỉnh bao gồm: - Trưởng ban: Chủ tịch UBND tỉnh;

- Các Phó Trưởng ban:

+ Phó Trưởng ban thường trực: 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

+ 02 Phó Trưởng ban: Giám đốc Sở Giao thông Vận tải;01 Phó Giám đốc công an tỉnh.

- Các Ủy viên:

+ Phó Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh; + Phó Giám đốc và chức vụ tương đương các sở, ngành, đơn vị: Giao thông Vận tải, Y tế, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Thông tin và

Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

+ Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh (Ủy viên chuyên trách); + Đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tham gia Ban An toàn giao thông tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên Ban An toàn giao thông tỉnh là tổ chức phối hợp liên ngành. Vì vậy, khi triển khai PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần có sự phối hợp, tổ chức thực hiện của nhiều đơn vị, sở, ban ngành có liên quan. Cụ thể như sau:

- Ban An toàn giao thông tỉnh:

+ Chủ trì, đề xuất, phối hợp, lồng ghép các hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ tại cộng đồng, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trên phương tiện thông tin đại chúng;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đào tạo, tập huấn cho mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở, lái xe chuyên nghiệp trong các đơn vị kinh doanh vận tải; thực hiện tuần an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông;

+ Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong quá trình triển khai hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ.

+ Chỉ đạo Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện công tác TTATGT tại địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền PBGDPL về TTATGT đường bộ tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

- Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, cơ quan thông tin tuyên truyền, tổ chức, đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch,tổ chứctốt công tác tuyên truyền pháp luật về đảm bảo TTATGT đến mọi đối tượng với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, đúng quy định.

- Công an tỉnh:

+ Chủ trì, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải thực hiện các nội dung về tuần tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông;

+ Chủ trì thực hiện lắp đặt các loa phát thanh tại các nút giao có đèn điều khiển giao thông, tại các bến xe;

+ Phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở Giáo dục và đào tạo thực hiện tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác bảo đảm TTATGT, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT tới sỹ quan, chiến sỹ trong toàn đơn vị.

- Sở Thông tin và Truyền thông:

+ Chủ trì, thực hiện các nội dung về tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông (triển lãm ảnh, tiểu phẩm, phim ngắn, truyện tranh,...) phù hợp với các nhóm đối tượng.

+ Phối hợp với Ban an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, xây dựng các chương trình cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, tổ chức tuần an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông, triển lãm tranh ảnh tại các bến xe, khu dân cư, trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục:

+ Chủ trì, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh thực hiện lồng ghép giảng dạy, tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh;

+ Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, cảnh sát giao thông tỉnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh.

+ Phối hợp với Ban An toàn giao thông tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho giáo viên, nghiên cứu xây dựng chương trình “Đường đến trường an toàn - đường về nhà an toàn”; phát động, hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho học sinh.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên phối hợp với các đơn vị đưa tin, bài, phóng sự về an toàn giao thông, các hoạt động tuyên truyền, tuần an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông,...

- Sở Y tế: phối hợp với các Sở, Ban ngành khác thực hiện đào tạo kỹ năng cấp cứu ban đầu cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an xã đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, tình nguyện viên và người dân sống dọc tuyến đường.

- Các cơ quan, tổ chức khác:

+ Các Sở, Ban ngành khác theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác phối hợp thực hiện PBGDPL về TTATGT đường bộ.

+ UBND huyện, thành phố, thị xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung của PBGDPL về TTATGT đường bộ thuộc địa bàn quản lý.

+ Các tổ chức Chính trị - Xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

+ Các cơ quan, tổ chức đoàn thể khác chủ động tuyên truyền PBGDPL về TTATGT đường bộ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức ký cam kết cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không vi phạm Luật Giao thông.

Tóm lại, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tổ chức PBGDPL nói chung và về pháp luật TTATGT đường bộ nói riêng phù hợp với điều kiện, nhiệm vụ của địa

phương, cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, Ngành liên quan, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh.

Như vậy, đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, hoạt động tổ chức PBGDPL đã được các ngành, các tổ chức hội đoàn thể quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức, tuy nhiên đối với cấp huyện do không có cơ quan chuyên trách thực hiện công tác bảo đảm TTATGT nên hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT ít được quan tâm. Hàng năm chủ yếu tập trung vào hoạt động ra quân hưởng ứng vào Tháng ATGT (Tháng 9), còn lại phân giao kinh phí cho các tổ chức hội đoàn thể và lực lượng công an huyện chủ động thực hiện việc tuyên truyền, nên không tạo ra sự thống nhất, đồng bộ. Việc triển khai của các ngành, đoàn thể hầu như không có sự quan tâm, giám sát của Ban ATGT các huyện, thành, thị.

Đối với cấp xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền cuối cùng và gần dân nhất nhưng cấp ủy, chính quyền các địa phương không quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, PBGDPL cho người dân gần như không được triển khai thực hiện. Hoạt động PBGDPL ở cấp cơ sở chỉ phụ thuộc vào các hoạt động tuyên truyền về cơ sở của cấp tỉnh và cấp huyện, do vậy một năm cấp tỉnh cũng chỉ tổ chức được 20 – 30 cuộc tuyên truyền PBDGPL về cơ sở/180 xã, phường, thị trấn nên không đáp ứng được nhu cầu.

2.2.3.Nội dung, đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 61)