Hệ thống giaothông đường bộ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tình hình về trật tự an toàn giaothông đường bộ tạitỉnh Thá

2.1.1. Hệ thống giaothông đường bộ tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nằm liền kề phía Bắc Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên trên 3.530 km2, dân số gần 1,2 triệu người, gồm 8 thành phần dân tộc chủ yếu. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) và 180 xã, phường,thị trấn.

Hệ thống giao thông thuận tiện nối liền với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang. Hệ thống đường bộ qua Thái Nguyên có Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, quốc lộ 37 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trên 4.000km đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn. Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 6 khu công nghiệp, 32 cụm công nghiệp đã thu hút gần 100.000 lao động trong và ngoài tỉnh đến làm việc. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc với 9 trường Đại học, trên 25 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với trên 140 nghìn sinh viên thường xuyên học tập.

Trong những năm qua, phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 33.000 xe, trong đó mô tô tăng 30.000 xe, ô tô tăng 3.000 xe. Tính đến nay, tỉnh đang quản lý 665.156 phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó mô tô có 748.437 xe, ô tô có 67.192 xe, 18.776 xe máy điện (không kể số mô tô, xe máy, ô tô đăng ký ở các tỉnh khác và xe của Quân đội hoạt động trên địa bàn). Những đặc điểm, tình hình trên có tác động rất lớn đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, từ đường cao tốc, tuyến đường vành đai V, đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ, đường tỉnh trải dài, kết nối các khu vực, vùng miền trong tỉnh đã thúc đẩy việc đi lại của các người dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng tiềm ẩn gia tăng số vụ va chạm giao thông. Với một số tuyến đường chính được đầu tư xây dựng mới hoặc sau khi được mở rộng thì tình trạng xuất hiện các hộ dân bên đường lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ để kinh doanh buôn bán, hoặc mở lối qua đường để đường là những vấn đề nghiệm trọng đã gây nên tình trạng tai nạn giao thông giữa người đi bộ và phương tiện cơ giới. Những quy định về bảo vệ hành lang an toàn đã được quy định rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện chưa đầy đủ, hoặc thường xuyên để người dân vi phạm hành lang TTATGT, đặc biệt còn thiếu trách nhiệm của các chính quyền địa phương về việc chưa thường xuyên nhắc nhở, xử phạt các hộ vi phạm. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm TTATGT gây mất an toàn giao thông tại một số tuyến đường trên địa bàn.

Mật độ phương tiện cũng như dân số đô thị tăng nhanh, do sự phát triển nhanh các khu công nghiệp và sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng; trong khi hạ tầng giao thông đô thị chưa phát triển kịp đã xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực trung tâm thành phố, ở các khu công nghiệp trong những năm gần đây.

Việc kết nối giao thông giữa mạng lưới đường quốc lộ với các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng (tại các khu công nghiệp; cụm công nghiệp…) ngày càng thuận tiện, góp phần giải quyết nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh, nội tỉnh và kết nối các địa phương làm động lực cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cùng với đó là tình trạng xe đẩy bán hàng rong, quầy hàng tạm phục vụ công nhân viên khi làm tan ca tại các cổng khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển gây tình trạng mất TTATGT.

Do chủ trương phát triển nông thôn mới, những năm gần đây giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)