Đặc điểm tổchức phổ biến, giáodục phápluật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Khái quát chung về tổchức phổ biến, giáodục phápluật

1.1.3. Đặc điểm tổchức phổ biến, giáodục phápluật

Thứ nhất,tổ chức PBGDPL phải luôn gắn bó mật thiết với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức.

Thông qua hoạt động tổ chức PBGDPL gắn với việc tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật sẽ phát huy được truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như động viên nhân dân tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân và hội nhập quốc tế.

Tổ chức PBGDPL cho nhân dân không chỉ là giáo dục kiến thức pháp luật đơn thuần mà còn phải kết hợp với việc giáo dục đạo đức, lối sống. Giáo dục đạo đức tạo điều kiện cần thiết để hình thành ở mỗi người dân tình cảm và thái độtôn trọng pháp luật, còn giáo dục pháp luật lại có vai trò to lớn trong việc xâydựng ý thức và lối sống đạo đức, góp phần hình thành nên những giá trị đạođức mới. Như vậy giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, thống nhất, hỗ trợ chonhau hướng tới mục tiêu chung là hình thành ở mỗi một công dân hành vi hợppháp và hợp với những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, hướng tới cái thiện, vì những giá trị nhân văn của loài người.

Thứ hai,hoạt động tổ chức PBGDPL có mối quan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật

Trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật, thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật. Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi pháp luật đó được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong thực tế. Để đạt

được điều đó, thì phải đưa pháp luật vào cuộc sống thông qua hoạt động tổ chức PBGDPL, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân để pháp luật luôn thường trực trong tư duy, hành vi của mỗi người, khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật. Có lòng tin vào công lý, lẽ công bằng của pháp luật, thông qua hoạt động giáo dục pháp luật sẽ giúp định hướng hành vi của các chủ thể mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành. Mặt khác tri thức pháp luật sẽ được hiện thực hóa khi các chủ thể tiến hành các hoạt động pháp lý thực tiễn, qua đó phát hiện những khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật thực định từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và có cơ chế điều chỉnh thích hợp để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Thứ ba, tổ chức PBGDPL nhằm hình thành tri thức pháp luật cần thiết, sự hiểu biết pháp luật, nâng cao khả năng nhận thức pháp lý cho các chủ thể.

Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng - pháp lý thiết yếu đối với quá trình quản lý xã hội bằng pháp luật. Có nhiều biện pháp để nâng cao ý thức pháp luật, nhận thức pháp lý của chủ thể, trong đó tổ chức PBGDPL được xác định là hoạt động cơ bản. Hệ quả của quá trình giáo dục pháp luật là sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của từng cá nhân, một nhóm người, mỗi thành viên trong xã hội. Trên cơ sở nhận thức rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình dựa trên các quy định của pháp luật, từ đó hình thành thái độ xử sự tích cực, phát huy ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong các quan hệ đời sống xã hội hoặc có sự phản kháng, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.

1.2. Khái quát về tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)