Tăng cường sự lãnh đạo của cấpủy Đảng, chỉđạo của chínhquyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 95)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giảipháp hoànthiện tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấpủy Đảng, chỉđạo của chínhquyền

toàn giao thông đường bộ

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng là biện pháp bao trùm cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tổ chức PBGDPL nói chung và PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Do vậy, cần phải xác định rõ các mục tiêu, định hướng, xác định đối tượng trọng tâm của từng thời kỳ để thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL về TTATGT đường bộ đạt hiệu quả cao.

Cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ thị số 18-CT/TW của Ban chấp hành TW Đảng, Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ và chương trình hành động số 18/Ctr-TU của tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh nói chung và công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ nói riêng; Chỉ thị số 47/CT-TU ngày 09 tháng 3 năm 2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT và kiểm soát tải trọng phương tiện. Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 2/4/2019 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Xác định công tác đảm bảo TTATGT và tổ chức PBGDPL về TTATGT là nhiệm vụ chính trị thường xuyên trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm; xác định rõ vai trò của người đứng đầu, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tập thể và cá nhân trong lĩnh vực quản lý nhà nước về TTATGT, thường xuyên nắm chắc, xử lý tình huống

kịp thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác đảm bảo TTATGT đường bộ.

Bên cạnh đó, cần phải chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 12 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắt giao thông giai đoạn 2019 - 2021; Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể và chính quyền địa phương để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, tập trung phản ánh được những hậu quả, mất mát, thiệt hại do tai nạn gây ra để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT; cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện pháp luật về TTATGT, nghiêm cấm can thiệp vào việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT.

Ban ATGT tỉnh nghiên cứu tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đề án “Thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT và kéo giảm tai nạn giao thông tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025”. Trong đó, bên cạnh việc hoạch định, đưa ra những giải pháp, nguồn lực cho việc thực hiện công tác bảo đảm TTATGT nói chung, sẽ có những giải pháp cho việc tổ chức thực hiện công tác PBGDPL về trật tự ATGT.

Trên cơ sở đó, hằng năm, cấp ủy Đảng các cấp ban hành Nghị quyết chuyên đề; UBND các cấp ban hành kế hoạch thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ đối với từng cơ quan, đơn vị.

3.2.2.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, đối tượng trong phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 95)