Nângcao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lựccủa chủ thể, đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 103)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giảipháp hoànthiện tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

3.2.2. Nângcao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lựccủa chủ thể, đố

thông đường bộ

Trong bối cảnh sự phát triển của KT-XH, con người ngày càng phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, do vậy nhu cầu về hiểu biết pháp luật của người dân sẽ ngày càng được nâng lên. Cùng với việc tìm hiểu

pháp luật để giải quyết những vấn đề, vướng mắc trong cuộc sống, người dân sẽ phải chủ động tìm hiểu pháp luật. Tuy nhiên, trong cuộc sống phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp mà đòi hỏi mỗi người cần có những kiến thức và sự am hiểu nhất định về pháp luật, đặc biệt là đối với pháp luật về TTATGT, bởi nó tác động trực tiếp hàng ngày đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy để giải quyết nhu cầu đó cho người dân, cơ quan nhà nước và các tổ chức CT-XH phải có phương pháp, cách tiếp cận để giải quyết nhu cầu này của người dân trong tương lai.

Trong PBGDPL về TTATGT đường bộ, giữa chủ thể và đối tượng PBGDPL có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng chi phối hiệu quả hoạt động này. Nếu cả chủ thể và đối tượng cùng hợp tác tích cực, chủ động, cùng xác định rõ ràng mục tiêu PBGDPL, cùng ý thức trách nhiệm cao trong triển khai cũng như tham gia PBGDPL về TTATGT đường bộ thì chất lượng, hiệu quả PBGDPL sẽ được nâng lên. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể và đối tượng trong PBGDPL về TTATGT đường bộ là một giải pháp hết sức quan trọng.

3.2.1.1. Xác định rõ mục tiêu phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Chủ thể PBGDPL về TTATGT đường bộ và đối tượng tiếp nhận PBGDPL phải cùng nhau xác định rõ ràng mục tiêu PBGDPL tại tỉnh Thái Nguyên. Việc làm này đòi hỏi phải xuất phát từ cả hai phía vì giữa họ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chủ thể PBGDPL về TTATGT đường bộ xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu PBGDPL nhưng không nhận được sự tương đồng về mục tiêu và sự hợp tác từ phía đối tượng PBGDPL thì khó có thể hiện thực hóa mục tiêu đó trong thực tiễn. Ngược lại, cho dù đối tượng có xác định được mục tiêu cần phải đạt khi tham dự hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ, song chủ thể PBGDPL lại không quan tâm, chú ý tới mục tiêu đó thì đối tượng dẫu có nỗ lực hết sức cũng khó đạt được kết quả mong muốn. Việc chủ thể và đối tượng cùng xác định rõ ràng mục tiêu

PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên cũng là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức PBGDPL. Chủ thể và đối tượng phải cùng nhau xác định rõ ràng mục tiêu của PBGDPLvề TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo là:

-Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng. Tổ chức tuyên truyền đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân, nhất là những người tham gia giao thông. Thực hiện tuyên truyền pháp luật về TTATGT bằng nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn; phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng và hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; tăng cường tuyên truyền trực quan, sử dụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi.

-Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học và xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên; chú trọng xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.

-Phát động phong trào thi đua bảo đảm TTATGT, xây dựng điển hình tiên tiến và thực hiện các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm TTATGT. Gắn trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phải đẩy mạnh hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ nhằm phát huy nguồn nhân lực đáp ứng chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

Trước hết cần tiếp tục kiện toàn Ban An toàn giao thông các cấp cũng như đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ là công tác giáo dục pháp luật, đảm bảo luôn đủ số lượng và chất lượng. Ban An toàn giao thông các cấp phát huy vai trò nòng cốt trong phối hợp với các cơ quan chức năng, đảm bảo công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ được thực hiện một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch giáo dục pháp luật đã được đề ra. Kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, những nơi làm chưa tốt để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Cần làm tốt việc tham mưu, tư vấn, đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ sao cho linh hoạt, sáng tạo, phù hợp.

Đội ngũ báo cáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật phải được xây dựng ngày càng mang tính chuyên nghiệp, vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật, đặc biệt là pháp luật về TTATGT đường bộ và kiến thức xã hội. Mỗi cán bộ, chiến sĩ làm công tác giáo dục pháp luật trước hết phải tự nhận thức rõ trách nhiệm của mình, mẫu mực, tâm huyết, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, học tập, tự giác xây dựng nếp sống văn hóa, là tấm gương sáng cho các cán bộ, người dân, thanh niên noi theo. Yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ làm công tác giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ phải có đủ phẩm chất, năng lực, vững về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo các quy luật dạy học, có hiểu biết sâu sắc về phương pháp nghiên cứu khoa học, biết triển khai và duy trì các phong trào thi đua, gắn với việc chấp hành nghiêm điều lệnh, tuân thủ kỷ luật, kỷ cương.

Chất lượng PBGDPL về TTATGT đường bộ cho cán bộ công chức, người dân, lực lượng vũ trang… tại tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc phần lớn vào năng lực giáo dục, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm

của chủ thể giáo dục pháp luật. Vì vậy việc nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo, ý thức trách nhiệm cho chủ thể giáo dục là khâu then chốt, tạo ra bước đột phá nhằm nâng cao trình độ, kiến thức cho đối tượng được giáo dục.

Cần thiết phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác PBGDPL về TTATGT phải đảm bảo đủ mạnh, có cơ cấu hợp lý, đồng bộ theo quy mô. Có giải pháp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc mà họ đảm nhận theo hướng cầm tay chỉ việc. Phân định rõ trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể trong hoạt động PBGDPL, lồng ghép hoạt động này với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, trong quá trình thực thi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động văn hóa để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trùng lắp trong sử dụng các nguồn lực.

Ban ATGT tỉnh sẽ là đơn vị chủ trì xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên cơ sở đội ngũ cán bộ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương, các Sở, ban, ngành, đoàn thể CT-XH, cán bộ làm công tác tư pháp, cán bộ văn hóa, cán bộ làm công tác tuyên truyền... Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham mưu trong công tác bảo đảm TTATGT cũng như công tác tuyên truyền PBGDPL. Đội ngũ thực hiện công tác này sẽ bao gồm đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn. Mỗi cấp, sẽ có phương pháp tham mưu và triển khai thực hiện công tác tổ chức tuyên truyền PBGDPL phù hợp với đặc thù chuyên môn, nhiệm vụ và có sự phối kết hợp hài hòa. Cùng với đó cũng tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế chính sách dành cho cán bộ thực hiện những công việc này.

3.2.1.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm, sự hăng hái, nhiệt tình của người dân trong quá trình tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

PBGDPL về TTATGT đường bộ tự thân nó không mang lại kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; mà mỗi người

dân cần chủ động, tự giác, tích cực tìm đến với hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ xuất phát từ nhu cầu tiếp thu kiến thức, hiểu biết pháp luật.

Theo cách tiếp cận này, với tư cách là đối tượng tiếp nhận PBGDPL, người dân tại tỉnh Thái Nguyên phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Mỗi người dân cần có tinh thần hăng hái, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao khi tham gia các lớp PBGDPL dành cho họ xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân: mong muốn được tiếp thu, tích lũy, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật; không phải tham dự theo kiểu đối phó, mà tham dự để tiếp thu thông tin pháp luật cho mình, vì lợi ích của bản thân và gia đình, của cộng đồng, để nâng cao ý thức pháp luật cá nhân và để giải quyết được các sự kiện, tình huống pháp luật nảy sinh khi tham gia giao thông.

- Mỗi người phải thực sự có thái độ nghiêm túc, cầu thị trong quá trình tham dự PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng nhằm nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật. Thực tế cho thấy, thời gian mà người dân tỉnh Thái Nguyên tham dự các lớp PBGDPL còn nhiều hạn chế, không đảm bảo theo quy định. Các hiện tượng như đi muộn, về sớm, bỏ về giữa chừng, nói chuyện riêng trong hội trường không phải là chuyện hiếm. Ngoài các nguyên nhân như kinh tế khó khăn phải lo kiếm sống, địa điểm, thời gian tiến hành PBGDPL không phù hợp; nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về giá trị, ý nghĩa của PBGDPL về TTATGT đường bộ; do thiếu cầu thị trong việc học hỏi. Trong khi đó, nội dung PBGDPL về TTATGT luôn có những vấn đề mới, liên quan trực tiếp đến các quyền, lợi ích hợp pháp và phục vụ thiết thực cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt của người dân.

3.2.1.4. Tổ chức PBGDPL về TTATGT theo hệ thống từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, phường thị trấn.

Để tránh sự chồng chéo trong hoạt động tổ chức PBGDPL giữa các cơ quan, đơn vị và tránh việc tổ chức hoạt động tuyên truyền mang tính hình thức, Ban ATGT tỉnh là cơ quan Thường trực tham mưu việc Tổ chức

PBGDPL về TTATGT cho toàn tỉnh. Theo đó, Ban ATGT tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng Sở, ngành, tổ chức CT-XH và nguồn lực chung của tỉnh xây dựng các kế hoạch, chương trình tổng thể cho công tác tuyên truyền, PBGDPL chung của toàn tỉnh, từ đó thống nhất mỗi ngành thực hiện một nhiệm vụ, cách thức tổ chức tuyên truyền PBGDPL cho phù hợp. Làm được như vậy vừa huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện nhiệm vụ PBGDPL, đồng thời cũng thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL về TTATGT cho cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân.

3.2.3.Đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan làm nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên cũng như Ban An toàn giao thông tỉnh đã nỗ lực triển khai, thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều Ban An toàn giao thông tại địa phương còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa thường xuyên, liên tục, thiếu đồng bộ, không gắn kết; chế độ thông tin, báo cáo về PBGDPL ở các cấp, các ngành thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời; thiếu chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; còn có hiện tượng dựa dẫm, ỷ lại cho các cơ quan khác... Tình trạng đó đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PBGDPL, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện nội dung các Đề án, trong đó có Đề án tuyên truyền, PBGDPL cho người dân trên địa bàn tỉnh. Từ thực tế đó, việc tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan làm nhiệm vụ PBGDPL về TTATGT đường bộ là một biện pháp quan trọng trước mắt cũng như lâu dài.

Cần tăng cường năng lực, trách nhiệm, tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh,

các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như:

Ban An toàn giao thông cần phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh, huyện để tổ chức vận động quần chúng nhân dân chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ.

Phối hợp với tỉnh đoàn, Hội phụ nữ tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên tuyền, PBGDPL về TTATGT đường bộ trong đoàn viên thanh niên, phụ nữ trong các chi hội trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời tổ chức phối hợp tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho đoàn thanh niên, hội phụ nữ kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, kiến thức pháp luật cần thiết với phương châm mỗi đoàn viên, mỗi cán bộ phụ nữ thành một tuyên truyền viên về TTATGT.

Chủ động phối hợp với Đài truyền hình trung ương, Đài truyền hình tỉnh, Đài phát thanh và các cơ quan Báo, Đài làm tốt việc thực hiện các chuyên mục về an toàn giao thông, đăng nhiều tin bài trên báo chí, hình ảnh, các ấn phẩm văn hóa. Cần thường xuyên thay đổi hình thức, nội dung, hình ảnh cách tiếp cận vấn đề trên các chuyên mục về an toàn giao thông để thu hút sự theo dõi của người dân. Cập nhật tình hình TTATGT, các quy định mới, văn bản pháp luật mới về TTATGT để kịp thời phổ biến cho nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo tính kịp thời, tính thời sự.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phát động phong trào toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT, chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ; huy động đông đảo các lực lượng xung kích như bảo vệ dân phố, dân phòng, Hội cựu chiến binh tham gia giữ gìn TTATGT và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT.

Cử cán bộ lực lượng CSGT trực tiếp phối hợp, giảng dạy, tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại các trường học; tổ chức cho các em tham gia các đợt thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, tổ chức trao giải thưởng, động viên, khuyến khích các em tích cực hưởng ứng việc chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, nói chuyện, văn nghệ, diễn kịch... với chủ đề an toàn giao thông…

Ngoài ra, cần phải xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp với các cơ quan chức năng trong hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ và đảm bảo các nguyên tắc phối hợp:

- Tuân thủ quy định của pháp luật.

- Tích cực, chủ động, thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên. - Phối hợp có trọng tâm, trọng điểm, trao đổi kịp thời các thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường; thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

3.2.4.Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 103)