Một số yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Một số yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ như trên, còn có một số yếu tố khác cũng có những tác động nhất định, bao gồm:

- Yếu tố về nguồn lực: Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách tăng cao là động lực thúc đẩytổ chức PBGDPL diễn ra chất lượng và hiệu quả hơn, với nguồn lựckinh tế đủ mạnh, nhà nước có thể tập trung tạo điều kiện để đầu tư cho việcxây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở phục vụ công tác tổ chức PBGDPL. Chính sách đãi ngộ đối với chủ thể PBGDPL cũng tăngcao, việc mua sắm, trang bị các tài liệu, máy móc hệ thống cơ sở vật chấtphục vụ hoạt động PBGDPL sẽ cao và đầy đủ. Nền kinh tế kém pháttriển thì những cơ sở vật chất phục vụ việc PBGDPL cũng sẽ thiếuđồng bộ do đó tổ chức PBGDPL sẽ không thu được kết quả cao.Vì vậy, kinh tế có tác động quyết định, tỷ lệ thuận với sự phát triển, hiệu quả của tổ chức PBGDPL ở các khía cạnh như phạm vi, quy mô, nguồn lực thực hiện.

- Yếu tố chính trị - tư tưởng: Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động tổ chức PBGDPL của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Một đất nước có môi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật, bởi nó củng cố niềm tin của nhân dân để họ tin và đi theo Đảng. Một đất nước bất ổn về chính trị khiến người dân hoang mang, dao động... dẫn đến thực hiện pháp luật không tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng PBGDPL.

- Điều kiện từ phong tục, tập quán, lệ làng: Lệ làng thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư làng xã, được hình thành tự phát và tồn tại song song với ý thức pháp luật. Đối với nhân dân ảnh hưởng của “lệ làng” trong sự hình thành ý thức pháp luật, thể hiện ở cách xử sự trong các quan hệ không theo quy định của pháp luật mà theo tập quán lâu đời. Nhiều địa phương tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, phản khoa học; tư tưởng tiểu nông, bảo thủ, khép kín nặng nề, thói quen sống theo lệ đã ăn sâu trong tiềm thức một bộ phận dân cư hình thành trong họ thái độ xem thường, bất chấp pháp luật gây nhiều khó khăn và làm ảnh hưởng đến chất lượng PBGDPL về TTATGT đường bộ.

1.4. Kinh nghiệm tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại một số địa phương và giá trị tham khảo cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)