1 .Lý do chọn đề tài
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Khái quát về tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật tự an
1.2.2. Chủ thể, đốitượng của tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật
động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành viphù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện hành.
Tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ không phân biệt PBGDPL cho đông đảo nhân dân, tổ chức trong các trường phổ thông, giáo dục đại học hay trung họcchuyên nghiệp đều nhằm mục tiêu đem lại cho các đối tượng được PBGDPL có cơ hội:
- Hiểu biết bản chất của các vấn đề TTATGT đường bộ: tính phức tạp, đa dạng trong an toàn giao thông đường bộ. Mụctiêu này thực chất là trang bị cho các đối tượng được PBGDPL các kiến thứcvề an toàn giao thông đường bộ.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Mục tiêu nàycó định hướng xây dựng thái độ, cách tham gia giao thông đường bộ của người dân.
- Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc lựa chọn cách thức tham giao giao thông đường bộ thích hợp. Tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ hoàn toàn không tách rờinhững giá trị về kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách thức thực hiện củatừng địa phương. Những thông tin, kiến thức về ATGT đường bộ được tích luỹ trong mỗi cánhân sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm về trật tự an toàn giao thông.
1.2.2.Chủ thể, đối tượng của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trật tự an toàn giao thông đường bộ
1.2.2.1. Chủ thể của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Chủ thể tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ được hiểu là tất cả những ngườimà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phầnthực hiện mục tiêu PBGDPL. Chủ thể tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộcó nhiều loại. Căn cứ vào mức độ liên quan giữa các mục tiêu PBGDPL và chức năng, nhiệm vụ do luật định, chủ thể tổ chức PBGDPL
về TTATGT đường bộ được phân rathành hai loại: chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp.
Chủ thể chuyên nghiệp: là những người mà nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếplà thực hiện các mục tiêu PBGDPL về TTATGT đường bộ. Đây là các chủ thể nòng cốt củahoạt động. Chủ thể chuyên nghiệp gồm có:bao gồm các cán bộ, chuyên gia làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo PBGDPL về TTATGT đường bộ tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, xã hội; các giáo viên, giảng viên giảng dạy pháp luật về TTATGT đường bộ trong các nhà trường; các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên của các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh - truyền hình, tạp chí, tập san về pháp luật... ) phụ trách các chuyên mục pháp luật hay các nội dung liên quan đến pháp luật về TTATGT đường bộ; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, đặc biệt là cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông.
Chủ thể không chuyên nghiệp: là những người tuy chức năng, nhiệm vụ chính không phải là PBGDPL về TTATGT đường bộ nhưng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi thi hành công vụ đã tiến hành hoạt động chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau tham gia vào việc thực hiện mục tiêu PBGDPL như đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành pháp, tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên... ; cán bộ là thành viên của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp; cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước...
Bên cạnh đó, chính quá trình không ngừng học hỏi, trau dồi, tích lũy nâng cao trình độ văn hóa pháp lý và tiến hành hoạt động thực tiễn liên quan đến pháp luật mà mỗi công dân đều là chủ thể tổ chức PBGDPL nói chung và tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ nói riêng. Bằng sự tự nhận thức, tự giáo dục, ý thức trách nhiệm của công dân và bằng sự gương mẫu chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nướcmà mỗi công dân có tác dụng ảnh hưởng giáo dục tích cực đến các thành viên khác trong xã hội.
1.2.2.2. Đối tượng của tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Đối tượng tác động của tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ rất đa dạng, phong phú. Nhân tố cốt lõi phân loại đối tượng tổ chức PBGDPL chính là trạng thái, địa vị pháp lý của công dân trong quan hệ pháp luật về TTATGT đường bộ.
Căn cứ vào địa vị pháp lý, đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, năng lực nhận thức pháp luật khác nhau mà chủ thể tổ chức PBGDPL sẽ lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ phù hợp với từng nhóm đối tượng xác định trong đó có xét đến tính đặc thù của đối tượng. Đối tượng PBGDPL vừa là công dân, nhưng cũng có thể là chủ thể đặc biệt khi công dân đó tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể.
Trên cơ sở các yếu tố như trình độ học vấn, địa vị xã hội, yếu tố dân tộc, giới tính, điều kiện, hoàn cảnh tiếp nhận... những thông tin về pháp luật TTATGT đường bộ, mà đối tượng PBGDPL bao gồm các nhóm sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước: từ vị trí đặc biệt của cán bộ, công chức, viên chức trong Nhà nước pháp quyền XHCN có thể thấy bản thân họ có vai trò đặc biệt trong PBGDPL bởi họ vừa là đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp luật, vừa là chủ thể của PBGDPL. Với tư cách là đối tượng của PBGDPL, quá trình PBGDPL về TTATGT đường bộ hướng tới cung cấp cho cán bộ, công chức, viên chức những tri thức hiểu biết về hệ thống pháp luật TTATGT đường bộ, về nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước, các kiến thức quản trị công như trình tự, thủ tục tiến hành các công việc; thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cấp hành chính... đồng thời bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thái độ chấp hành các nguyên tắc pháp chế khi thi hành công cụ.
Vừa là chủ thể PBGDPL bởi trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật với nhân dân, với tư cách là đại diện cho nhà nước một mặt họ cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu pháp lý; giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ.
Bên cạnh đó họ còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật của mỗi công dân. Thực tiễn hiện nay thấy rằng, PBGDPL về TTATGT đường bộ cho đối tượng này vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là vấn đề lâu dài bởi cán bộ, công chức là những người đại diện cho cơ quan công quyền trước nhân dân nên họ là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật, đảm bảo việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện hiệu quả hay không là do đội ngũ cán bộ, công chức quyết định.
- Các tầng lớp nhân dân (phụ nữ, trẻ em, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa... ): là lực lượng chiếm đa số trong xã hội, tham gia trực tiếp vào giao thông đường bộ, do vậy cần PBGDPL về TTATGT đường bộ để có kiến thức cơ bản, phổ thông về pháp luật giúp họ nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của từng công dân đối với Nhà nước và xã hội.
1.2.3.Nội dung, hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ