Nội dung, hìnhthức tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật tự an

1.2.3. Nội dung, hìnhthức tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật tự

1.2.3.1. Nội dung tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Nội dung PBGDPL về TTATGT đường bộ phải bao gồm đầy đủ các thông tin pháp luật về TTATGT đường bộ (bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ

bản về các văn bản pháp luật thực định); các thông tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATGT; thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp)...

PBGDPL về TTATGT đường bộ hiện nay bao gồm một số văn bản như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư liên tịch số 02/2011/TTLT-BCA- BGTVT của Bộ Công An và Bộ Giao thông vận tải quy định việc tổ chức học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Thông tư số 06/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải; Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…

Tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác TTATGT đường bộ, những tấm gương tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vướng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ...Tuyên truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm bài học cho mọi người.

1.2.3.2. Hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Theo điều 11 của Luật PBGDPL năm 2012 có các hình thức PBGDPL về TTATGT đường bộ sau:

- Tuyên truyền miệng:

+ Phổ biến các qui định về TTATGT đường bộ, các văn bản pháp luật mới ban hành;

+ Đào tạo, tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho các cán bộ trực tiếp thực hiện tuyên truyền;

+ Tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện chuyên đề về các quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ tại các hội nghị, hội thảo do các Tổng cục, Cục, Vụ tham mưu tổ chức.

Hình thức này được nhiều cơ quan, đơn vị (các Tổng cục, Cục, Vụ), các Ban an toàn giao thông của địa phương tổ chức đã thu hút được nhiều đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức và người tham gia giao thông. Tập huấn cũng là một hình thức tuyên truyền được nhiều đơn vị sử dụng. Các nội dung được đưa vào chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đối tượng tập huấn là các cán bộ, công nhân viên làm công tác tuyên truyền, PBGDPL và công an giao thông, cán bộ thanh tra thuộc các cơ quan, đơn vị và các Cục, Tổng Cục và các cơ quan, đơn vị, các Sở Giao thông vận tải.

- Tổ chức hội thi: Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Hình thức này được sử dụng nhiều ở các trường và một số đơn vị thuộc Bộ và nhiều hội thi khác do các Sở giao thông vận tải tổ chức tại các địa phương.

- Biên soạn và phát hành tài liệu: biên soạn và phát hành tài liệu là hình thức phổ biến được tất cả các đơn vị thực hiện. Các tài liệu tuyên truyền được thực hiện dưới dạng tờ rơi, sách, băng đĩa... Tài liệu được tập trung phát hành và biên soạn là các Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi

hành; tài liệu về tuyên truyền TTATGT đường bộ. Tại các địa phương, Sở Giao thông vận tải, Ban an toàn giao thông cũng biên soạn những tờ rơi với nội dung ngắn gọn nhằm tuyên truyền cho nhân dân địa phương các quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ.

- Các hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet)

+ Lập và duy trì hoạt động của chuyên mục “Hỏi đáp pháp luật” trên trang tin điện tử của Ban an toàn giao thông, của Sở Giao thông vận tải tại địa phương giúp người đọc tra cứu những vấn đề liên quan đến pháp luật dưới dạng câu hỏi và câu trả lời giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu. Chuyên mục này hiện nay đã nhận được khá nhiều câu hỏi từ các tổ chức, cá nhânquan tâm;

+ Chuyên mục Văn bản quy phạm pháp luật giúp các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu dễ dàng những quy định mới trong lĩnh vực giao đường bộ.

Các cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng Internet hiện nay là:

+ Cung cấp văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ,

+ Hỏi đáp pháp luật: đây là một trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả.

+ Xây dựng các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật.

+ Đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật lên mạng Internet: hình thức này được hiểu là chuyển nội dung của các ấn phẩm tuyên truyền đã xuất bản (sách, đặc san, tờ gấp, tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng...) thành dữ liệu điện tử và đăng tải dữ liệu đó trên mạng internet.

+ Báo và Tạp chí Giao thông vận tải thường xuyên có những bài viết về những nội dung như: Hỏi đáp về thủ tục hành chính, thông tin pháp luật; Phổ biến Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, chuyên

mục “An toàn giao thông- Giao thông đô thị” được mở và duy trì từ năm 2003 đã giới thiệu nhiều bài viết phản ánh và phân tích sâu về các lĩnh vực an toàn giao thông, quy hoạch giao thông, nêu kinh nghiệm nước ngoài…, là một kênh tuyên truyền có hiệu quả.

+ Chương trình ATGT của đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam; hay thông tin VOV giao thông chương trình ATGT của đài truyền hình và đài tiếng nói Việt Nam đã góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân về ATGT trong thời gian qua.

- Giáo dục và tuyên truyền, phổ biến về TTATGT đường bộ đối với thanh niên, học sinh, sinh viên trong trường học: Nội dung giáo dục PLGTVT bao gồm: cung cấp các kiến thức cơ bản về pháp luật TTATGT đường bộ, đặc biệt là các kiến thức giao thông, từ đó hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, việc giáo dục còn được thực hiện thông qua các phong trào về văn hóa ATGT.

- Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Tuyên truyền thông qua các đội văn hóa lưu động cấp huyện. Đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, ở nông thôn do tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tuyên truyền bằng các đội văn hóa lưu động là hình thức cần thiết và quan trọng. Các đội tuyên truyền văn hóa di động trực tiếp cung cấp cho nhân dân các thông tin cơ bản về TTATGT đường bộ và văn hóa ATGT với các phương pháp và hình thức dễ hiểu trong thời gian thích hợp.

- Hình thức tư vấn pháp luật và xét xử của toà án. Hình thức tuyên truyền thông qua hoạt động xét xử của toà án về các vụ việc liên quan đến tai nạn giao thông là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có chủ định và cố kế hoạch của các chủ thể giáo dục đến các đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, trạng thái xúc cảm, tình cảm pháp luật đúng đắn, làm cơ sở cho hành vi, ứng xử phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động tổ chức phổ biến, giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)