Giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật tự an

1.4.4. Giá trị tham khảo cho tỉnh Thái Nguyên

Công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ cần phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành của người dân khi tham gia giao thông. Các tỉnh trên có nhiều điểm tương đồng với Thái Nguyên về điều kiện phát triển KT-XH, địa lý, dân số, phương tiện, địa bàn dân cư, tập quán, thói quen của người dân…

Tùy từng nhóm đối tượng, tình hình thực tế tại địa phương, tổ công tác đổi mới phương pháp tuyên truyền linh hoạt, phù hợp. Để công tác tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành của người dân, trong thời gian tới tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng.

Xây dựng chuyên trang tuyên truyền về TTATGT và thường xuyên cập nhật các thông tin, văn bản về đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật liên quan. Phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định pháp luật về đảm TTATGT đường bộ cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo chí, các đơn vị hoạt động Bản tin và Trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Trung tâm dịch vụ thông tin và truyền thông - thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tuyên truyền qua báo chí, phát thanh truyền hình với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặc kỷ cương của người thực thi công vụ” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”; Phát hành đĩa CD tuyên truyền về an toàn giao thông gửi Phòng văn hóa thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị, thành phố tuyên truyền tại cơ sở; tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác tuyên truyền tại cơ sở. Bên cạnh đó, phổ biến pháp luật về TTATGT bằng nhiều hình thức với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông, đặc biệt tại vùng nông thôn, điạ bàn tập trung đông công nhân các khu công nghiệp.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức PBGDPL và tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ với một số vấn đề lý luậnchung, cơ bản nhất như: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động của PBGDPL về TTATGT đường bộ; chủ thể và đối tượng của hoạt động này. Ngoài ra, tác giả đã xác định nội dung, hình thức của hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ. Nội dung của Chương 1sẽ là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng tổ chức, thực hiện hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)