Đổi mới nội dung, hìnhthức phổ biến giáodục phápluật về trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 112)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giảipháp hoànthiện tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

3.2.4. Đổi mới nội dung, hìnhthức phổ biến giáodục phápluật về trật tự

Để làm tốt hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên hay cụ thể là Ban An toàn giao thông tỉnh cần phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đối với từng địa bàn, từng đối tượng tuyên truyền.

3.2.3.1. Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL về TTATGT theo hướng bằng hình ảnh trực quan, sinh động và tập trung tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường bộ, văn hóa giao thông, đội mũ bảo hiểm, chở quá số người theo quy định, sử dụng rượu bia

khi tham gia giao thông, chạy quá tốc độ quy định, quá tải trọng cho phép và các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

- Hình thức tuyên truyền, phổ biến ở dạng các thông điệp, gameshow và các tiểu phẩm ngắn phát vào các giờ vàng hoặc trong các chuyên mục về an toàn giao thông của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Các TVC được xây dựng một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng phải đủ độ hấp dẫn thu hút người xem để ghi nhớ. Nên mời các nghệ sỹ, ca sỹ, nhà hoạt động xã hội, vận động viên… nổi tiếng tham gia vào các TVC để thu hút được sự quan tâm của mọi người.

- Về nội dung: các thông điệp về TTATGT đường bộ (bao gồm cả đường cao tốc), được thiết kế và lựa chọn đơn giản dễ hiểu và có kèm theo hình ảnh là tốt nhất, như: lái xe sau khi uống rượu bia, chấp hành quy tắc giao thông đường bộ, hành vi phá rào, lấn chiếm hành lang an toàn,… Các thông điệp này ngắn khoảng 2 - 3 giây và phát xen vào bất kể chương trình nào cũng được. Các tiểu phẩm ngắn trong khoảng 30 giây đến 1 phút.

Nội dung tuyên truyền có thể thực hiện theo các chủ đề: Các quy tắc giao thông đường bộ, đường bộ cao tốc; Hệ thống báo hiệu đường bộ; Xử lý vi phạm quy tắc giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng; Kỹ năng lái xe an toàn, đặc biệt là kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc; Sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện; Những nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ; Ảnh hưởng của tai nạn giao thông đối với đời sống xã hội và gia đình; Văn hóa giao thông; Xử lý các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông trên đường bộ; Kêu gọi người dân bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, không phá rào trên đường bộ cao tốc; Không đi xe máy vào đường bộ cao tốc;...

- Tăng thời lượng phát sóng chuyên mục an toàn giao thông trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Nguyên, trên hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn; thông tin các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an

toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

+ Để truyền tải nhiều nội dung tuyên truyền bên cạnh các tin bài về tình hình an toàn giao thông của tỉnh cần tăng thời lượng phát sóng các chuyên mục an toàn giao thông.

+ Sử dụng hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho người dân. Nội dung phát thanh là các thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn xã, thôn, và các nội dung tuyên truyềnvề an toàn giao thông nông thôn như đội mũ bảo hiểm; không đi sai làn đường; không phóng nhanh vượt ẩu; điều khiển phương tiện khi đủ tuổi và có bằng lái... và các thông điệp tuyên truyềnnhư trên.

- Tăng cường số lượng tin, bài, hình ảnh trên báo giấy, báo điện tử và xây dựng trang thông tin điện tử riêng về an toàn giao thông trên trang website của tỉnh; xây dựng website Ban ATGT; tuyên truyền qua mạng xã hội (facebook, twitter…) hướng tới các đối tượng thanh niên, học sinh trêntoàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền lưu động tại các lễ hội, các cụm dân cư tập trung.

3.2.3.2.Phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong nhà trường, cơ sở đào tạo, giáo dục

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy về an toàn giao thông trong trường học bằng hình ảnh trực quan, sinh động, giáo án điện tử; tăng thời lượng thực hành, hướng dẫn học sinh cách tham gia giao thông; lồng ghép trong các sinh hoạt ngoại khóa của nhà trường.

+ Đầu tư mô hình sa bàn giao thông tại trường học để học sinh được trực tiếp thực hành tham gia giao thông. Sở Giáo dục và đào tạo, trường học phối hợp với Ban An toàn giao thông, cảnh sát giao thông thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn học sinh cách tham giao thông trên sa bàn.

+ Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy an toàn giao thông sẽ sinh động nên thu hút được sự quan tâm và kích thích trí tò mò của học sinh. Các giáo án điện tử được xây dựng theo các chủ đề đi bộ an toàn, đi xe đạp an toàn, ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy an toàn, an toàn giao thông vào ban đêm... bằng các hình ảnh và video để thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.

+ Đẩy mạnh giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh qua các chuyên đề về đi bộ an toàn, đi xe đạp an toàn, ngồi trên xe máy an toàn, an toàn giao thông vào ban đêm, trong trường học cung cấp kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh.

- Tiến hành tuyên truyền cho học sinh vào buổi chào cờ đầu tuần; hàng ngày, trước khi tan học, giáo viên dành 2 ÷ 3 phút nhắc nhở các em học sinh chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt không tụ tập ở lòng đường, không đi xe đạp hàng 3, hàng 4…, không đi ngược chiều, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu về an toàn giao thông cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy an toàn giao thông giữa các trường. Do hiện việc giảng dạy an toàn giao thông cho học sinh chủ yếu được thực hiện với giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy môn Giáo dục công dân nên kiến thức về an toàn giao thông còn hạn chế. Tổ chức tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có đủ thông tin để cung cấp và giảng dạy cho học sinh, các nội dung giảng dạy không bị lạc hậu do sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật.

- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai mô hình “Đi đến trường an toàn - về đến nhà an toàn”. Đây là dự án kết hợp 3Es (Kỹ thuật, tuyên truyền và giáo dục) do GRSP (tổ chức an toàn đường bộ toàn cầu). Dự án thực hiện cải tạo cơ sở hạ tầng (lắp biển báo, gờ giảm tốc, mở rộng cổng trường,...); xây dựng tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh và giáo viên, cung cấp trang thiết bị giảng dạy cho trường học (máy chiếu, bộ đèn tín hiệu giao thông, bộ

biển báo giao thông,...) và thực hiện tập huấn cho giáo viên là cán bộ quản lý, cán bộ đoàn và giáo viên trực tiếp giảng dạy về an toàn giao thông cho học sinh.

- Tổ chức phát động phong trào cổng trường xanh, sạch, đẹp và an toàn giao thông ở các cấp học. Thành lập ban giáo dục An toàn giao thông trong trường học và các Đội/Tổ học sinh tự quản An toàn giao thông của trường, của lớp.

- Đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên và là một trong những tiêu chí thi đua hàng năm của ngành giáo dục. Đầu năm học thực hiện ký cam kết giữa trường, phụ huynh, học sinh trong việc thực hiện nghiêm các quy định về an toàn giao thông như: cam kết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không đi xe đạp dàn hàng 3 hàng 4; không đi ngược chiều,... đến cuối năm học, trường sẽ tổng kết và đánh giá thực hiện cam kết của học sinh, phụ huynh.

- Ban An toàn giao thông các cấp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục hỗ trợ các cơ sở in ấn sách, vở học sinh để in thêm các nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông vào sách vở.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với cảnh sát giao thông, Ban An toàn giao thông trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Phát huy vai trò của các tổ chức Đội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

- Đưa chương trình truyền thông về an toàn giao thông vào trường học, đặc biệt là các trường: trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường nghề và Đại học Thái Nguyên.

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền An toàn giao thông trong các buổi họp phụ huynh học sinh.

- Văn phòng Ban ATGT tỉnh phối hợp với phòng CSGT, công an tỉnh và Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn

tổ chức các hoạt động tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền đến toàn bộ học sinh sinh viên các trường. Hình thức và nội dung tuyên truyền cần phải sáng tạo, hấp dẫn và thu hút được sinh viên tham gia.

3.2.3.3. Giáo dục tuyên truyền hiểu biết về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong cộng đồng, xã hội

- Tăng cường các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề nâng cao hoạt động mô hình tự quản; gắn tuyên truyền, vận động an toàn giao thông theo Đề án với việc xây dựng Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa và đối tượng tuyên truyền. Thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” và “Tuần an toàn giao thông” theo các chuyên đề.

+ Mô hình “Tuần An toàn giao thông” là một mô hình tuyên truyền mới được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và đã được áp dụng trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam. Và đây là một môt hình đem lại hiệu quả rất tốt cho công tác tuyên truyền.

+ Đề xuất tổ chức “Tuần An toàn giao thông tại huyện” như sau: với mục đích nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng cho người dân, người lái xe tham gia giao thông đường bộ an toàn. Phạm vi: lựa chọn một xã, phường, thị trấn (hoặc một khu vực dân cư) dọc các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đặc biệt là khu đông dân cư. Nội dung: các hoạt động được diễn ra trong vòng một tuần từ thứ hai đến cuối tuần với một số các hoạt động chính như sau: Tổ chức lễ phát động ra quân vào sáng thứ hai: tiến hành tổ chức lễ phát động tại hội trường xã, nhà văn hóa hoặc một khu vực quảng trường… với sự tham gia của các cơ quan địa phương (Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở giao thông vận tải, UBND huyện, xã, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông, các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ, Nông dân, cựu chiến binh .v.v.), các cơ quan truyền thông của tỉnh (đài truyền hình, phát thanh, báo.v.v.). Kết thúc buổi lễ là đoàn diễu hành quanh khu vực dân cư; Dùng xe tuyên truyền cách 1 giờ lại chạy và phát loa tuyên truyền trong

khu vực; Tổ chức các hoạt động kết hợp như: Tổ chức cưỡng chế thi hành luật mỗi ngày theo một chủ đề như: rượu bia và an toàn giao thông; không chở quá tải; không phóng nhanh, vượt ẩu; không vượt đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm… Treo các băng rôn, khẩu hiệu và dán áp phích tuyên truyền tại khu dân cư và trên các tuyến đường khu vực tổ chức “Tuần An toàn giao thông đường bộ tại huyện”; Tổ chức triển lãm tranh, ảnh, chiếu video clip về TNGT và ATGT; Tổ chức tuyên truyền sân khấu hóa tại các cộng đồng dân cư vào buổi tối, bao gồm: Các tiết mục văn nghệ, xen lẫn các tiểu phẩm ngắn tuyên truyền ATGT, chiếu phim, clip về Văn hóa giao thông và người dân tham gia trực tiếp trả lời các câu hỏi về Luật giao thông, có các phần thưởng kèm theo. Tuyên truyền trên đài truyền hình, phát thanh, các cụm loa truyền thanh xóm bản v.v.

Đối hình thức tuyên truyền này, Ban ATGT tỉnh có thể xây dựng kịch bản tổ chức điểm ở 2 – 3 địa phương sau đó xây dựng mẫu kịch bản, nội dung tổ chức để tập huấn, chuyển giao phương pháp tổ chức cho Ban ATGT các huyện, thành phố, thị xã triển khai ở các địa phương.

- Lắp đặt hệ thống loa phát thanh tại các ngã ba, ngã tư; tổ chức loa lưu động công cộng thường xuyên tại các điểm đông dân cư, có đèn tín hiệu giao thông tại thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công và huyện Đại Từ; lắp loa phát thanh khu vực trung tâm các huyện thường xuyên phát thanh tuyên truyền an toàn giao thông. Phát huy vai trò của hệ thống loa của thôn, xã để tuyên truyền và phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, gương người tốt trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phản ánh những trường hợp vi phạm về an toàn giao thông của thôn, xã.

- Lắp đặt các bảng điện tử truyền tải các thông điệp về TTATGT tại các cầu, trạm thu phí; lắp đặt màn hình Led điện tử phục vụ tuyên truyền TTATGT tại các khu vực công cộng trên địa bàn tỉnh như trạm dừng nghỉ, bến xe, khu vui chơi...

- Sử dụng xe tuyên truyền lưu động thực hiện tuyên truyền, trưng bày hình ảnh tai nạn giao thông, văn hóa giao thông,… tại các khu dân cư, các trạm dừng nghỉ, bến xe, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trạm dừng nghỉ…

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến trong các dịp ngày lễ (ngày 30/4, 1/5, 2/9 …), ngày hội, lễ tết.

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến vào các buổi sinh hoạt của chi bộ, các tổ chức đoàn thể, ấp, thôn, xóm, các tổ dân phố, nơi có tổ chức các tôn giáo; lồng ghép tuyên truyền, phổ biến vào chương trình xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào các hương ước, quy ước của thôn, ấp và khu dân cư; hàng năm, các hộ dân cư kí cam kết thực hiện.

- Tuyên truyền trong các đơn vị kinh doanh vận tải: tập huấn kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe; tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe ôtô, đặc biệt là đội ngũ lái xe, phụ xe khách. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ôtô trong công tác này. Lái xe ký cam kết thực hiện lái xe an toàn và đây sẽ là một trong các tiêu chí để xếp loại, khen thưởng định kỳ.

+ Đề xuất Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các đơn vị kinh doanh vận tải thương mại: Sử dụng xe tuyên truyền và các tuyên truyền viên phối hợp tổ chức tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thương mại. Đối tượng: người điều hành trong hoạt động kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Nội dung: tiến hành tổ chức một buổi lễ phát động với sự tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ nhân viên của doanh nghiệp bao gồm cả lái xe và một buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, nhận thức cho các lái xe và cán bộ thuộc hệ thống an toàn giao thông

của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tự tổ chức hoặc phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông và các lái xe có thể chia sẻ các kỹ năng xử lý tình huống giao thông trên đường.

+ Hiệp hội vận tải tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận nghiên cứu xây dựng sổ tay an toàn giao thông cho các lái xe. Sổ tay được coi như một cuốn cẩm nang lái xe an toàn trên đường bộ. Sổ tay sẽ gồm các nội dung về: thông tin về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, số điện thoại cứu hộ khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông; các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống biển báo, xử phạt vi phạm, ...; các quy tắc khi tham gia giao thông; các lỗi thường gặp khi tham gia giao thông; kỹ năng lái xe an toàn; kinh nghiệm xử lý các tình huống giao thông trên tuyến,...

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Ban quản lý dự án khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 112)