Những kếtquả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánhgiá thực trạng tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

2.3.1. Những kếtquả đạt được

Trong những năm qua, PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hàng năm được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ban ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và sự tham gia

tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cơ quan báo đài trong việc thực hiện đồng bộ hoạt động PBGDPL về TTATGT nói chung và đường bộ nói riêng trên địa bàn tỉnh. Xác định tầm quan trọng của công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch hàng năm; tổ chức nhiều lớp tập huấn… Kết quả là đạt được sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, các Sở, ngành, các địaphương triển khai đồng bộ, quyết liệt hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ.

Thứ hai, qua nhiều lần kiện toàn, hiện số lượng thành viên của Ban An toàn giao thông hiệncó 25 người, là lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành, tổ chức, đơn vị của tỉnh, do đồng chíChủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Đội ngũ những người tham gia hoạt động PBGDPL ngày càng đông đảo hơn, chuyên nghiệp hơn, chất lượng nguồn nhân lực đượcnâng lên, có sự phối hợp gắn kết, hỗ trợ nhau cùng phát huy thế mạnh riêng củatừng bộ phận và tập trung thế mạnh của cả hệ thống. Việc thực hiện nghĩa vụ họctập trau dồi, tích luỹ tri thức pháp luật tìmhiểu pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật trong đội ngũ cán bộ,công chức ngày càng đi vào nề nếp, thường xuyên hơn; đội ngũ công chức trongtỉnh đã gắn công tác học tập, tìm hiểu tri thức pháp luật vào yêu cầu của hoạt động thực thi công vụ của mình và coi đó là mộttrong những nhiệm vụ chính trị cần được hoàn thành.

Thứ ba, hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hướng về cơ sở, đến các địa điểm cụthể, bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhu cầu của người dân về kiếnthức pháp luật và nhu cầu tìm hiểu, vận dụng pháp luật để tham gia vào đời sống. Các đợt tuyên truyền, PBGDPL lưu động kết hợp với trợgiúp pháp lý lưu động, tư vấn tại chỗ đã được đẩy mạnh và tăng cường hơn trước;kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật về TTATGT đường bộ hoặc những vướng mắc pháp luật ngaytại cơ sở của người dân trong tỉnh.

Nội dung, hình thức hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ được đổi mới, sát thực hơnvới người dân trong tỉnh và yêu cầu của công tác tổ chức thực thi pháp luật, đưapháp luật vào cuộc sống. Nội dung PBGDPL được thiết kế ngắn gọn, bámsát các vấn đề mới, các nội dung có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ cơ bảncủa người dân khi tham gia giao thông đường bộ. Trong đó đã quan tâm hơn đến nội dung chínhsách, pháp luật cũng như những điểm mới; mục đích, ý nghĩa của việc sửa đổi, bổsung, ban hành mới văn bản; bảo đảm kết hợp giữa truyền tải tri thức pháp luật vớithực tiễn thi hành pháp luật về TTATGT đường bộ; có so sánh, đối chiếu với điều kiện thực tiễn của từngđịa bàn. Các nội dung PBGDPL về TTATGT đường bộ được định hướng rõ cả về chủ đề, mụctiêu, yêu cầu; bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, nhà nước, phù hợpvới yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và địa phương, gắn vớithực tiễn thi hành pháp luật về TTATGT.

Hình thức PBGDPL cũng không ngừng được đổi mới, vận dụng sángtạo cho phù hợp với đặc điểm cụ thể về đối tượng, địa bàn, đạt hiệu quả thiết thực,ngày càng phù hợp hơn với nội dung, với khả năng nhận thức và khai thác, tiếp cậncủa người dân về TTATGT đường bộ, bảo đảm sự kết hợp giữa các hình thức truyềnthống với các hình thức mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, tin học tronghoạt động giáo dục pháp luật.

Hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ trong nhà trường được quan tâm, chú trọng theo hướng kết hợp giữa giáo dục chính khóa trong các chươngtrình giáo dục, lồng ghép trong các môn học kết hợp với các hoạt động ngoại khóa,ngoài giờ lên lớp.

Thứ tư, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước và của tỉnh, nhận thứcđược vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng, các cấp ủy đảng, chínhquyền và đoàn thể đã quan tâm hơn đến việc cung cấp các điều kiện về cơ sở vậtchất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động PBGDPL. Hàng năm,

cấp ủy Đảng,chính quyền, đoàn thể và nhiều cơ quan, đơn vị đều chỉ đạo việc lập dự toán kinhphí chi cho hoạt động giáo dục pháp luật; chính quyền sở tại đã quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo và bố trí kinh phí để phục vụ cho các hoạt động giáo dục pháp luật. Cử cán bộ, công chức, viênchức đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ, để phục vụ cho hoạt động PBGDPL. Tăng cường ứngdụng công nghệ thông tin, tin học trong hoạt động xây dựng,quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật và triển khai các hoạt động PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)