Hìnhthức phổ biến giáodục phápluật về trật tự an toàn giaothông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 80)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng tổchức phổ biến, giáodục phápluật về trật

2.2.4. Hìnhthức phổ biến giáodục phápluật về trật tự an toàn giaothông

Trong những năm qua, hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được đẩy mạnh triển khai có hiệu quả nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với địa bàn, đối tượng đã có tác động tích cực không nhỏ đến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điển hình có các hình thức:

2.2.4.1. Tuyên truyền miệng

Đây là hình thức PBGDPL khá đặc biệt bởi nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ. Tuyên truyền miệng về pháp luật được hiểu là hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.

Thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cũng như kinh nghiệm của nhiều tỉnh khác cho thấy PBGDPL nói chung và pháp luật và TTATGT đường bộ nói riêng là công việc chung của toàn xã hội, cần đa dạng về hình thức hoạt động, chủ thể thực hiện phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng trong đó tuyên truyền miệng về pháp luật là một kênh không thể thiếu để hỗ trợ và lồng ghép PBGDPL về TTATGT đường bộ. Đây là hình thức tuyên truyền được chú trọng và áp dụng khá phổ biến, linh hoạt trong hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ thời gian qua, bởi là hình thức tuyên truyền linh hoạt, nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào với số lượng người nghe không bị hạn chế.

Khi thực hiện việc tuyên truyền miệng, người nói có đủ điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền. Chính vì vậy, hàng năm trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hàng trăm các cuộc hội nghị, hội thảo, tập huấn… thu hút sự tham gia của hàng trăm, hàng nghìn người. Điển hình như:

- Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh đã phối hợp với các trường học, các doanh nghiệp, địa phương trong toàn tỉnh tuyên truyền phổ biến để người dân thực hiện nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ và an toàn giao thông. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, đã tổ chức hơn 350 buổi với khoảng 167.800 lượt người tham gia, tặng 398 phần quà và 100 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuyên truyền lưu động trên địa bàn tỉnh được hơn 3000 đợt với 10.396 giờ, trong đó tập trung nhóm các đối tượng học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, công nhân các khu công nghiệp, người dân tại các xã, phường trong tỉnh…

- Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, xây dựng tiêu chí mô hình “văn hóa giao thông” gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đưa văn hóa giao thông tuyên truyền đến từng bản, làng, thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư; tổ chức phát động thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”. Thực hiện các chiến dịch tuyên truyền theo chủ đề như: “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Đi đúng làn đường, phần đường quy định”; “Lái xe chấp hành quy định về tốc độ”; “Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông”.

- Phối hợp với Mặt trận tổ quốctỉnh tuyên truyền về “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”;Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh cuộc vận động động “cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo đảm

TTATGT”; Hội Liên hiệp phụ nữ với cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; Hội Cựu chiến binh về thực hiện cuộc vận động “Hội cựu chiến binh tham gia giữ gìn TTATGT”; Liên đoàn Lao động về đẩy mạnh tuyên truyền an toàn giao thông trong công nhân, viên chức và người lao động; Tỉnh đoàn về triển khai thực hiện Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thái Nguyên tham gia giữ gìn TTATGT giai đoạn 2015 – 2020; phối hợp với Báo Thái Nguyên, Đài PT-TH, báo mạng, các cơ quan, đơn vị, các Hội đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng rượu bia đối với sức khỏe của con người và đối với người tham gia giao thông; về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy.

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: đã thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về an toàn giao thông hàng tháng, thông qua hội nghị báo cáo viên, đã lồng ghép thông tin tình hình an toàn giao thông và định hướng thực hiện công tác an toàn giao thông cho đội ngũ báo cáo viên. Từ năm 2015 - 2019, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức hơn 70 cuộc giao ban công tác dư luận xã hội.

- Sở Tư pháp: tổ chức 530 cuộc tuyên truyền lồng ghép cho 340.000 lượt công chức, viên chức, người lao động và học sinh với nội dung cảnh báo nguy cơ, nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông.

2.2.4.2. Tổ chức hội thi

Hình thức này là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấpdẫn và hiệu quả, chính vì vậy nó được sử dụng nhiều trong thực tế cho nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều đối tượng khác nhau. Trong giai đoạn 05 năm (2015 - 2019), toàn tỉnh đã tổ chức, phát động, hưởng ứng được 70 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, bao gồm cả thi viết, thi vấn đáp và bằng hình thức sân khấu hóa về pháp luật TTATGT đường bộ. Đặc biệt, loại hình sân khấu hóa luôn được đặc biệt hưởng ứng và mong chờ từ phíanhân dân.Và thực tế cho thấy thi tìm hiểu pháp luật thông qua loại hình sânkhấu hóa luôn đem lại kết quả cao trong công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ ở tỉnh Thái Nguyên. Có cuộc thi

được triển khai từ cơ sở đến tỉnh, nhưng cũng có cuộc thi do điều kiện, tính đặc trưng chỉ được tổ chức riêng ở cấp huyện hoặc cấp xã. Tiêu biểu có các cuộc thi như:

- Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức thi tìm hiểu, hội thi kiến thức pháp luật về Luật Giao thông đường bộ; đưa tiêu chí chấp hành pháp luật giao thông vào tiêu chuẩn xét thi đua đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

- Ban An toàn giao thông phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền hội thi qua các năm như:“Tuyên truyền viên giỏi về ATGT”, thi “Tìm hiểu Luật giao thông trực tuyến”; thi “Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ - lái xe an toàn”; thi “Kỹ năng thực hành lái xe an toàn”; tìm hiểu Luật Giao thông và tổ chức “Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông”; hội thi “Giữ gìn xe tốt - lái xe an toàn” cho đội ngũ lái xe Quân đội; Hội thi “Lái xe giỏi – an toàn” cho các lái xe của các doanh nghiệp vận tải hành khách; thi báo viết với chủ đề “Vì an toàn giao thông Thái Nguyên” từ 2015 - 2018

Qua cuộc thi, những nội dung phápluật về TTATGT đường bộ được truyền tải đến các đối tượng một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễnhớ. Trong cuộc thi có thể lồng ghép các tiết mục văn nghệ liên quan đến lĩnhvực giáo dục pháp luật vừa giúp người dân giải trí vừa giúp họ nâng cao kiếnthức pháp luật. Tuy nhiên, với hình thức này cần được đầu tư cả về vật chất lẫncon người thì mới thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.2.4.3. Biên soạn và phát hành tài liệu

Hoạt động biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ ởtỉnh Thái Nguyên được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo thựchiện thường xuyên, liên tục trong những năm qua.

Ban An toàn giao thông trong 05 năm đã cấp phát về cơ sở 3.500 tờ áp phích, 556.000 tờ rơi tuyên truyền an toàn giao thông, trên 4.000 biểu ngữ, pa

nô, và trên 7.100 băng đĩa CD tuyên truyền. Ban ATGT tỉnh biên tập và phát hành hàng quý “Bản tin công tác an toàn giao thông”, trong 5 năm đã cấp phát về cơ sở trên 30.000 cuốn; mua và cấp phát miễn phí cho cơ sở trên 73.000 tờ Báo Giao thông; 1.500 bộ tranh an toàn giao thông “cho bé”, 17.000 tờ rơi tuyên truyền uống có trách nhiệm khi sử dụng rượu bia trong tham gia giao thông; và các tài liệu về Nghị định số 132/NĐ-CP; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; QCVN 41: 2016/BGTVT;...

Hội Nông dân tỉnh: qua các năm đã phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh cấp 7.000 đề cương, 150.000 tờ rơi, 100.000 áp phích, 400 đĩa, 15.500 tờ cam kết thực hiện 7 không cho hội viên nông dân tuyên truyền TTATGT.

Sở Tư pháp biên soạn và phát hành đến tận tổ nhân dân tự quản 32.000 quyển tài liệu sinh hoạt “Ngày pháp luật” trong đó lồng ghép các nội dung Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh phát 1.844 quyển tài liệu Nghị định 46 đến Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp, khu phố; phối họp với Ban Dân vận Tỉnh ủy.

Nội dung chủ yếu của tài liệu PBGDPL về TTATGT đường bộ được biên soạn, phát hànhtrong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm các quy định pháp luật mới,các quy định pháp luật gắn bó thiết thực với đời sống dành cho tất cả các đốitượng; kiến thức nghiệp vụ dành cho công an giao thông,PBGDPL cho các tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác PBGDPL ở cơ sở;kiến thức pháp luật bồi dưỡng cho cán bộ cấp huyện, cấp xã…

Hình thức tài liệu được phát hành bao gồm: Đề cương tuyên truyền pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang tình huống pháp luật, sổ tay hỏi - đáp pháp luật, tập tài liệu tổng hợp (cấp phát tại các buổi tập huấn hay hội nghị tuyên truyền pháp luật); đĩa CD (cấp phát làm nội dung cho hệ thống loa truyền thanh tại các xã, thị trấn).

2.2.4.4. Các hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, internet)

Thấy rõ được lợi thế của phương tiện thông tin đại chúng trong côngtác PBGDPL nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng, thời gian qua, Ban An toàn giao thông tỉnh đãchỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường PBGDPL trên các phương tiệnthông tin đại chúng, mà chủ yếu là qua Đài Truyền hình của tỉnh và hệ thống đài phát thanh của huyện, cũng như trên báo Thái Nguyên và hệ thống thông tin cơ sở, chương trình phát thanh FM trên loa phát thanh ở các nút giao, các trục đường và trên Internet, các trang mạng xã hội.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Đã phát sóng các tin, bài tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong giai đoạn 2015 - 2019 đã đưa tin gồm: 502 phóng sự, 405 tin tuyên truyền an toàn giao thông, 1.311 tin an toàn giao thông 24 giờ qua, 254 bình luận, 635 post cổ động, 204 tiểu mục ống kính phóng viên…

Báo Thái Nguyên in và điện tử đã đăng tải nhiều tin, bài, ảnh, phóng sự phản ánh về nội dung TTATGT đường bộ trên các số báo hàng tuần và phụ trang an toàn giao thông hàng tháng. Tích cực đa dạng hóa về thể loại, đổi mới hình thức, phong phú về nội dung, đảm bảo truyền tải thông tin nhanh, chính xác, kịp thời đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TTATGT nói chung và đường bộ bói riêng. Các trang thông tin điện tử, các bản tin cũng đăng tải, cập nhật kịp thời những quy định mới của pháp luật về TTATGT đường bộ góp phần đưa công tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng sâu rộng, đa chiều và hiệu quả thiết thực.Đặc biệt là những bài viết về tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông ở các huyện, thành, thị; tuyên truyền đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông.

Hội phụ nữ tỉnh duy trì và nâng cao hiệu quả tuyên truyền mỗi tuần một điều luật trên website của Tỉnh hội; Hội phụ nữ các huyện, xã trên địa bàn

tỉnh đã xây dựng 42 trang zalo, facebook để kịp thời cung cấp thông tin tuyên truyền PBGDPL về TTATGT đường bộ. Thông qua việc truy cập internet trên website của Hội, đọc sách, tập san đã góp phần nâng cao trình độ, nhận thức về chính sách, pháp luật của nhà nước cho phụ nữ nói riêng và cho người dân tỉnh Thái Nguyên nói chung.

Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ sẽ mở rộng đối tượng tiếp nhận và nội dung tuyên truyền; góp phần giảm chi phí, nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện; hoạt động tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ mới ban hành đến cán bộ, nhân dân được kịp thời không chỉ mang lại sự thuận lợi cho người dân trong việc nắm bắt các chính sách pháp luật mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức PBGDPL; mà còn giúp đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, đội ngũ tuyên truyền viên tiếp cận được nguồn tài liệu phong phú, đa dạng hơn. Từ đó, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật và chất lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Có thể nói, đây là hình thức PBGDPLít tốn kém nhất nhưng lại khá hiệu quả vì với hình thức này đảm bảo đượctính kịp thời và cùng một lúc PBGDPL được cho nhiều người, nhất là ở địabàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. UBND tỉnh cũng như Ban An toàn giao thông cần chú trọng đầu tư vàtiếp tục phát huy hiệu quả của hình thức PBGDPL về TTATGT đường bộ này trong thời gian tới.Hiện, tỷ lệ người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng điện thoại thông minh, có kết nối internet ngày càng tăng. Đồng thời, hệ thống loa phát thanh không dây cũng vươn đến tận các thôn, bản xa. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức PBGDPL là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ thực sự hiệu quả, người dân phải chủ động tìm hiểu về công nghệ thông tin để tiếp cận dễ dàng, thuận tiện hơn. Tỉnh

Thái Nguyên cũng cần có những kế hoạch biện pháp cụ thể, lâu dài, đầu tư trang thiết bị cần thiết; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật để từng bước đẩy nhanh, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL về TTATGT đường bộ tại cơ sở.

2.2.4.5. Giáo dục và tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông đối với thanh niên, học sinh, sinh viên trong trường học

Theo số liệu thống kê, năm học 2018 – 2019, tỉnh Thái Nguyên có tổng số học sinh: mầm non có 231 trường, 4.503 trẻ nhà trẻ và 55.130 học sinh mẫu giáo; tiểu học có 224 trường với 134.113 học sinh; trung học cơ sở có 127 trường với 101.925 học sinh; trung học phổ thông có 37 trường với 41.157 học sinh. Trường đại học Thái Nguyên có 7.000 sinh viên nhập học; cao đẳng có 769 sinh viên. Quy mô đào tạo của trường là 10.255 học sinh, sinh viên, trong đó trường đào tạo 8.590 học sinh, sinh viên; trường liên kết đào tạo 1.665 học sinh, sinh viên.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm các quy định về không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn và tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông. Đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ trong năm năm học, có phương án tuyên truyền cụ thể trong năm. Các phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục an toàn giao thông từng năm học do Trưởng phòng làm Trưởng ban. Ký cam kết việc không giao xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy khi tham gia giao thông.

Kết quả nhận 49 hồ sơ từ 49 đơn vị trường trên địa bàn tỉnh với hơn 30.000 học sinh ký cam kết không thay đổi kết cấu xe cơ giới. Tổ chức phát động các Hội thi về an toàn giao thông như: Cuộc thi “An toàn cùng xe đạp

điện” đã thu hút được l.496 tranh, 2.270 bài viết và 5.243 tài khoản thi Internet. Kết quả thi vòng quốc gia có 02 học sinh đạt giải ba; Cuộc thi Giao thông học đường thu hút 3.409 tài khoản dự thi, kết quả 01 học sinh đạt nhất tỉnh, dự thi vòng quốc gia ngày 28 - 29/5/2016 tại Hà Nội; Cuộc thi sáng tác khẩu hiệu “Doraemon với An toàn giao thông” năm 2017.

Ban An toàn giao thông đã hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo 1.100 quyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 80)