Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 91)

1 .Lý do chọn đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánhgiá thực trạng tổchức phổ biến giáodục phápluật về trật

2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế, tồn tại

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trên đây, song trước yêucầu phát triển của thực tiễn đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hoạt độngPBGDPL về TTATGT đường bộ cho người dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại,hạn chế cụ thể như sau:

Thứ nhất, nội dung PBGDPL về TTATGT đường bộ vẫn còn chủ yếu nghiêng về phổ biến các kiến thức của pháp luật về TTATGT, còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, chưa hấp dẫn người được giáo dục. Các văn bản mới chủ yếu được quán triệt, triển khai lúc vừa ban hành mà không được tiếp tục tuyên truyền, phổ biến thường xuyên sau đó; chưa thực sự quan tâm đến hoạt động kiểm tra, đánh giá việc nắm bắt các nội dung pháp luật và những thay đổi về ý thức của đối tượng sau khi được giáo dục dẫn đến chất lượng công tác PBGDPL về TTATGT đường bộ còn nhiềuhạn chế.

Hoạt động PBGDPL mới chủ yếu nhằm phổ biến các quyđịnh pháp luật nhiều hơn là giáo dục, trang bị cho đối tượng kiến thức phápluật mà chưa coi trọng đúng mức giáo dục tình cảm, lòng tin và ý thức chấphành pháp luật.Nội dungmới chỉ thực hiện tương đối có chất lượng ở một số địa phương,còn đối với

các xã vùng sâu, vùng xa, đối với đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa phát huy được hết hiệu quả như mong đợi.

Bên cạnh đó,công tác quản lý, đăng ký nội dung học tập pháp luật về TTATGT đường bộ ở một số cơ quan,ban ngành chưa khoa học nên còn bỏ sót; hoặc các đơn vị chỉ chú trọng các văn bản mang tính nghiệp vụ củangành thông qua hoạt động chuyên môn mà không xem PBGDPL về TTATGT đường bộ là nhiệm vụthường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, hình thức PBGDPL về TTATGT đường bộ trong thời gian qua ở Thái Nguyên tương đối đa dạng, nhưng quá trình tổ chức triển khai chưa đồng bộ, chưa được thường xuyên và rộng khắp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số, thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, phổ biến pháp luật với kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, đối chiếu với tình hình thực hiện pháp luật trên địa bàn cụ thể, sự kết hợp giữa giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ trong nhà trường với các hoạt động thực tiễn cả các cơ quan thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật chưa được quan tâm đúng mức.

Hình thức PBGDPL được áp dụng chủ yếu là thông qua việc tổ chứccác hội nghị, hội thảo của các ngành cấp huyện, UBND huyện và các xã, thịtrấn còn mạng biện pháp hành chính nên không thu hút được sự tham gia tíchcực của các đối tượng cần giáo dục pháp luật nhất là người dân ở vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.Việc thực hiện triển khai lồng ghép PBGDPL về TTATGT đường bộ thông qua các hoạt độngtư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý... còn trùng lặp về một số nội dung hoạtđộng, địa bàn, đối tượng dễ dẫn đến tình trạng lãng phí về tài chính và cácnguồn lực.

Thứ ba, nguồn lực về tổ chức bộ máy, cán bộ tham gia hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Các thành viên Ban An toàn giao thông các cấp đa số là lãnh đạo đầu ngành của

các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh nên đều hoạt động kiêm nhiệm; việc dành thời gian đầu tư cho hoạt động này chưa nhiều, chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong thực hiện nhiệm vụ chung của Ban An toàn giao thông. Cá biệt có nơi hoạt động của Ban An toàn giao thông hầu như chỉ do cơ quan thường trực chủ động triển khai thực hiện, nhất là ở cấp huyện. Ở một số địa phương, đơn vị, cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động này. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật của tỉnh hầu hết đều kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng sử dụng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tình còn rất hạn chế và chưa đồng đều. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự khuyến khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ cán bộ công chức tham gia hoạt động này, nhất là từ nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, nguồn cảnh sát giao thông của tỉnh; một số người còn chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện hoạt động PBGDPL về TTATGT, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc làm đầu mối để chuyển tải pháp luật đến với người dân. Một số Sở, ban, ngành, địa phương chưa quan tâm tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ giáo dục pháp luật để nâng cao chất lượng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; chưa tận dụng, thu hút và phát huy hết khả năng của đội ngũ thanh niên tình nguyện trên địa bàn tỉnh nên hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đạt hiệu quả chưa cao.

Thứ tư, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền PBGDPL về TTATGT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn hạn hẹp, khó khăn. Mỗi năm Ban ATGT tỉnh được cấp khoảng 2,5 tỷ đồng cho hoạt động tổ chức tuyên truyền PBGDPL về TTATGT. Nguồn kinh phí này được dành cho hợp đồng tuyên

truyền trên các phương tiện truyền thông của tỉnh như Đài PT-TH tỉnh, Báo Thái Nguyên, Báo Giao thông và một số cơ quan báo chí khác. Còn lại dành vào công tác tổ chức các hoạt động PBGDPL ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khối trường học và khối doanh nghiệp vận tải. So với yêu cầu thực tế, nguồn kinh phí này chưa đáp ứng được yêu cầu công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn tỉnh.

Đối với các ngành, đoàn thể cấp tỉnh: mỗi năm được cấp khoảng 50-70 triệu/1 đơn vị để thực hiện công tác tuyên truyền. Ngồn kinh phí này cũng chỉ tổ chức được 3 – 4 buổi tuyên truyền với số lượng vài trăm người nên hiệu quả không cao.

Đối với cấp huyện, thành, thị: Mỗi năm được cấp từ 400 – 600 triệu/1 đơn vị (tùy thuộc theo địa bàn huyện, thành phố được cấp nhiều hay ít) để thực hiện công tác bảo đảm TTATGT, trong đó có công tác tuyên truyền PBGDPL về ATGT, tuy nhiên khi về địa phương HĐND các huyện lại phân bổ sang các hoạt động khác, nguồn kinh phí dành cho công tác tuyên truyền PBGDPL về ATGT chỉ còn dưới 100 triệu.

Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Có 3/9 huyện, thành phố trích một phần nhỏ nguồn kinh phí hoạt động bảo đảm TTATGT cho hoạt động tuyên truyền PBGDPL của các xã, phường, thị trấn (mặc dù rất ít so với nhu cầu thực tế, khoảng 10 – 15 triệu/1 xã). Những địa phương còn lại không có nguồn kinh phí do vậy hoạt động tuyên truyền PBGDPL ở cấp xã, phường, thị trấn hầu như không được thực hiện.

Thứ năm, việc phân loại đối tượng PBGDPL về TTATGT đường bộ theo các tiêu chí về địa bàn cư trú, nhóm tuổi, hoạt động nghề nghiệp, theo vị thế xã hội trong cộng đồng và theo nhu cầu tri thức pháp luật của từng nhóm đối tượng thuộc các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hết sức quan trọng, cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả PBGDPL về TTATGT đường bộ cho họ. Tuy nhiên, các chủ thể PBGDPL của tỉnh Thái Nguyên hầu như

chưa chú ý tới việc phân loại đối tượng theo các tiêu chí nêu trên để tổ chức PBGDPL một cách hợp lý nhất, để lựa chọn chủ thể, phương pháp và hình thức PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chính điều này đã làm giảm hiệu quả PBGDPL về TTATGT đường bộ dành cho họ.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, do một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ nên chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức đến công tác này. Công tác chỉ đạo của các ngành, các địa phương chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ để thực hiện có hiệu quả, có nơi còn xem nhẹ, coi đây là nhiệm vụ riêng của ngành Giao thông vận tải nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cũng như chưa có những chỉ đạo sát sao, hiệu quả tương xứng với tầm quan trọng của hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Hai là, việc xây dựng, ban hành các văn bản nhằm triển khai công tác tuyên truyền chưa kịp thời. Ban An toàn giao thông hoạt động theo cơ chế phối hợp, song, phần lớn thành viên tham gia Ban An toàn giao thông các cấp giữ vị trí lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị, phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, lại làm việckiêm nhiệm nên không thể dành nhiều thời gian đầu tư cho hoạt động PBGDPL.

Hiện nay, rất nhiều luật được ban hành, sửa đổi, hệ thống các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cũng phải sửa đổi cho phù hợp với hệ thống pháp luật, hầu hết các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội được điều chỉnh bởi luật. Tuy nhiên, khi triển khai tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ, từ việc ban hành các kế hoạch triển khai, xây dựng các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, sách hỏi đáp chưa kịp thời nên đã làm hạn chế việc phổ biến tới người dân, hay nói cách khác, đến khi văn bản tài liệu được

chuyển đến thì đã hết tính thời sự, người dân đã tìm hiểu nội dung văn bản thông qua các phương tiện khác.

Ba là,cơ chế phối hợp, lồng ghép giữa các cấp, các ngành, các nguồn lựcbảo đảm cho hoạt động PBGDPL về TTATGT đường bộ còn chưa tốt. Chất lượng nguồn nhân lựccủa tỉnh thấp; phát triển chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, thiếu nguồn tại chỗđể bổ sung.

Bốn là, trình độ dân trí của tại một số địa phương trong tỉnh còn thấp, khôngđồng đều giữa các vùng miền đã kìm hãm tư duy độc lập, sáng tạo trong lao động,kìm hãm tư duy sản xuất lớn, nhất là tư duy làm giàu. Từ hạn chế nhận thức phápluật nói chung và pháp luật về TTATGT đường bộ nói riêng dẫn đến không nhận thức được hết những điều cấm của pháp luật và dẫn đến vi phạm pháp luật.

Năm là, việc xác định mục tiêu, chủ thể, nội dung, hình thức PBGDPL về TTATGT đường bộ chưa linh hoạt, điều chỉnh thiếu kịp thời; trong một thời gian dài lại ít tổng kết,rút ra những kinh nghiệm hoạt động giáo dục hay làm bài học bổ ích phù hợp vớiđiều kiện địa bàn và đặc trưng của người dân trong tỉnh.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý luận về PBGDPL và PBGDPL về TTATGT đường bộ tại chương 1, chương 2 của luận văn đã đánhgiá thực trạng hoạt động tổ chức PBGDPL về TTATGT đường bộ từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên như: quan điểm chỉđạo của cấp ủy, lãnh đạo; đội ngũ cán bộ; nội dung; hình thức, tổ chức bộ máy và đội ngũ PBGDPL. Từ đó rút ra nhận xét chung về việc kếtquả đạt được, hạn chế tồn tại trong việc thực hiện PBGDPL về TTATGT đường bộ và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế.

Các nội dung trên sẽ làcơ sở, căn cứ cho việc đề xuất quan điểm, phương hướng nâng cao chấtlượng PBGDPL về TTATGT đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên được đề cậpở chương 3 của luận văn.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Quan điểm, mục tiêu bảo đảm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh thái nguyên (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)