BÀI THAM KHẢO MÔ HÌNH SỬ DỤNG
Đề tài:“Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ngói màu của Công ty Cổ phần Thiên Tân tại tỉnh Quảng Trị”của tác giả Nguyễn Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế Huế (Niên khóa: 2015-2019)
Mô hình nghiên cứu gồm 7 biến độc lập, bao gồm:“Giá cả”; “Sản phẩm”; “Thương hiệu”; “Chính sách khuyến mãi”; “Nhân viên bán hàng”; “Nơi mua hàng”; “Hoạt động bán hàng”
Thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích hồi quy các nhân tố đã loại 2 nhân tố không có ý nghĩa là:“Chính sách
Khả năng tiêu thụ sản phẩm
Nhân viên bán hàng Sản phẩm Giá cả Phân phối Xúc tiến
nhân tố “Sản phẩm”và“Nơi mua hàng”ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiêu thụ ngói màu của Công ty Cổ phần Thiên Tân. Thứ tự giá trị trung bìnhđược sắp xếp như sau:“Sản phẩm”; “Nơi mua hàng”; “Thương hiệu”; “Nhân viên”; “Giá cả”.
Đề tài:“Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế”của tác giả Phạm Anh Ngọc Danh - Trường Đại học Kinh tế Huế (Niên khóa: 2017-2021)
Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập:“Sản phẩm”; “Giá bán”; “Hỗ trợ bán hàng”; “Chính sách xúc tiến sản phẩm”; “Hoạt động bán hàng”
Mô hình tiến hành chỉ dừng lại ở kiểm định One Sample T-test, khách hàng đánh giá khác mức đồng ý (test value #4), cụ thể trên mức trung lập.
(Nguồn: Tổng hợp của các tác giả)
1.1.8.Mô hình nghiên cứu đề xuất, giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo
* Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên cơ sở lý thuyết liên quan và các mô hình nghiên cứu tham khảo về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm kết hợp dựa vào tình hình thực tế tại Công ty TNHH Sản Xuất, Thương mại và Dịch vụ Cà phê Đồng Xanh -Greenfields Coffee, đề tài quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu thông qua Bộ thang đo gồm 05 thang đo cho các biến độc lập và 01 thang đo cho biến phụ thuộc như sau:
* Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình nghiên cứu đề xuất trên, tác giả quyết định đưa ra giả thuyết nghiên cứu sau đây:
H1: Yếu tố “Nhân viên bán hàng” tác động cùng chiều đến đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm
H2: Yếu tố “Sản phẩm” tác động cùng chiều đến đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm H3: Yếu tố “Giá cả” tác động cùng chiều đến đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm H4: Yếu tố “Phân phối” tác động cùng chiều đến đánh giá khảnăng tiêu thụ sản phẩm H5: Yếu tố “Xúc tiến” tác động cùng chiều đến đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm
* Xây dựng thang đo
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất và tham khảo các đề tài nghiên cứu liên quan, ý kiến của chuyên gia, tác giả đã xây dựng thang đo bao gồm 24 biến quan sát như sau: