Giá trị sản xuất phân theo nhóm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

Chỉ tiêu

2008 2010 2012

Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%)

Tổng giá trị sản xuất 35,810.3 100 51,757.1 100 75,636.3 100

1. Ngành nông, lâm

nghiệp & thủy sản 5,778.1 16,14 7,696.5 14,87 11,761.3 15,55 2. Ngành CN – XD - Ngành công nghiệp - Ngành xây dựng 22,692.5 19,898.9 2,793,6 63,37 87,69 13,31 32,716.7 28,085.7 4,631 63,21 85,85 14,15 46,987.4 39,590.0 7,3974 62,12 84,26 15,74 3. Ngành TM – DV 7,339.7 20, 49 11,343.9 21,92 16,887.5 22,33

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008 -2012)

Tổng giá trị sản xuất của các ngành có sự thay đổi về tỷ trọng qua các năm, xu hƣớng thay đổi phù hợp với xu hƣớng chung trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa kết hợp với hiện đại hóa. Ta có thể phân tích sự phát triển từng ngành kinh tế để thấy đƣợc sự chuyển dịch cơ cấu của ngành hiện nay:

* Sự phát tri n của ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp đã có xu hƣớng giảm về tỷ trọng nhƣng giá trị vẫn tăng. Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành tính theo giá hiện hành 5.778,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,14% tổng giá trị. Trong đó, có đến 95,94% giá trị của ngành nông nghiệp, còn lại trên 4% là đóng góp của lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2010, con số này có sự giảm nhẹ ở tỷ trọng 14,87% song tróng đó phần lớn (95,74%) là giá trị

của nông nghiệp. Quá trình đô thị hóa giai đoạn 2010 – 2012 đã khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp, tuy nhiên nhờ phƣơng pháp cải tiến, cách thức hoạt động có hiệu quả mà không làm giảm giá trị ngành nông nghiệp, ngƣợc lại còn tăng nhẹ trong cơ cấu ngành. Năm 2012, ngành nông nghiệp đạt 11.761,3 tỷ đồng tƣơng đƣơng với 15,55% tổng giá trị của nền kinh tế. Điều này chứng minh những thay đổi trong phát triển ngành nông nghiệp đã tác động rất nhiều đến lực lƣợng lao động nông nghiệp nhất là về chất lƣợng.

* Sự phát tri n của ngành công nghiệp và xây dựng

Tổng giá trị sản xuất thì ngành công nghiệp xây dựng đã tăng ở về số tuyệt đối, tuy nhiên lại có sự giảm nhẹ về tỷ trọng. Năm 2008 giá trị sản xuất của ngành là 22.692,5 tỷ đồng chiếm 63,37 % trong cơ cấu. Đến năm 2010 tỷ trọng này giảm còn 63,21 % cơ cấu mặc dù giá trị tuyệt đối tăng hơn 50% so với năm 2008. Sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2010 – 2012 đƣợc khẳng định với con số 46.987,4 tỷ đồng đóng góp vào tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế tạo chế biến. Những năm gần đây Thái Nguyên đ y mạnh trong lĩnh vực sản xuất kim loại và phi kim khác với lợi thế nội tại của tỉnh, tạo tiền đề đóng góp giá trị lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Năm 2012, giá trị sản xuất từ lĩnh vực này đạt 39.590 tỷ đồng đƣợc xem nhƣ nguồn sản xuất chính.

Trong tổng số 2.024 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có đến 390 doanh nghiệp hoạt động trong nghành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng doanh thu thuần 25.570,1 tỷ đồng, chiếm gần 30% trong tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tính năm 2011.

Với con số 324 doanh nghiệp xây dựng năm 2011, mặc dù có sự sụt giảm về số lƣợng so với năm 2010 song tổng doanh thu thuần mà các DN xây dựng mang lại có xu hƣớng tăng. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành năm 2012 là 7.397,4 tỷ đồng tăng 59,7% so với năm 2010. Chƣa kế đến số lƣợng các cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trong lĩnh vực này, thì hàng năm số lƣợng việc làm thu hút vào lĩnh vực này là rất lớn.

Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với 2 ngành trƣớc, song không thể phủ nhận sự đóng góp và phát triển của ngành thƣơng mại, dịch vụ trong nền kinh tế.

Bảng 3.12 cho thấy tốc độ phát triển của ngành thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn của tỉnh. Tốc độ phát triển này đƣợc cụ thể hóa bằng các con số qua bảng sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)