Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh 2008 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)

Đơn vị : người

Chỉ tiêu 2008 2010 2012

So sánh (+,-)

2010/2008 2012/2010 2012/2008

Tổng số LĐ có việc làm 648.499 677.070 698.140 28.571 21.070 49.641

I- Lao động nông nghiệp 450.145 451.750 438.862 1.605 -12.888 -11.283

II-LĐ phi nông nghiệp

1.LĐ công nghiệp & XD 2. LĐ thương mại-dịch vụ 198.354 87.405 110.949 225.320 105.660 119.660 259.278 120.595 138.683 26.966 18.255 8.711 33.958 14.935 19.023 60.924 33.190 27.734

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2008 – 2012)

Qua phân tích số liệu về lực lƣợng lao động trong các ngành kinh tế thấy rằng, tốc chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng có mức tăng chậm từ 13,48% năm 2008 lên 17.27% năm 2012; lao động trong ngành dịch vụ cũng có mức chuyển dịch chậm, và chủ yếu thuộc lĩnh vực thƣơng mại, lƣu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp. Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, khoảng trên 1/5 GDP toàn tỉnh, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2012 là 66,72%). Trong các năm qua, mặc dù đã có mức giảm về cơ cấu lao động, song mức giảm còn thấp, khoảng xấp xỉ 1%/năm, đây cũng là áp lực đối với tỉnh về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời

lao động, đặc biệt là đối với các vùng bị thu hồi đất sản xuất để đầu tƣ các công trình hạ tầng công cộng, khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

Có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong các ngành, đặc biệt là sau 5 năm (2008 – 2012) thực hiện đô thị hóa, các cụm công công nghiệp, khu công nghiệp đƣợc xây dựng, một phần thu hẹp diện tích sản xuất, một phần mở ra cho ngƣời lao động cơ hội chuyển sang nghề mới, có khả năng tăng thu nhập cao hơn so với ngành nghề cũ. Mặt khác, lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng cao cũng là tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn. Song song với đó, là cơ hội phát triển ngành dịch vụ. Điều đó cho thấy, lao động của tỉnh là đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp vào những ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu lao động có vẻ diễn ra chậm hơn. Điều này phản ánh sự đầu tƣ cho phát triển các ngành còn hạn chế, thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, làng nghề còn chƣa cao.

Xét ở một góc độ nào đó, việc đào tạo và bố trí việc làm cho lao động sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau nảy sinh. Một mặt là lực lƣợng lao động nông nghiệp này khi không có việc làm mà trình độ còn thấp nên họ dễ chấp nhận những công việc dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp đa dạng với mức thu nhập hợp lý. Nhƣng mặt khác, số lƣợng lao động đông vƣợt quá khả năng bố trí công ăn việc làm cho họ trong một thời gian nhất định, cộng thêm lao động này cần phải đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn hay tập huấn ở mức độ cần thiết mới có thể tham gia vào các công việc khác nhau mà trƣớc đây họ chƣa từng đƣợc làm.

Trên khắp tỉnh các ngành nghề chủ yếu phát triển mạnh hiện nay trên qui mô hộ gia đình nhƣ: dịch vụ vận tải, hộ sửa chữa và gia công kim loại, internet, nhà hàng với qui mô nhỏ đến lớn,…Khi chƣa có các cụm công nghiệp thì ngành nghề trên góp phần chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và TTCN, khi công nghiệp phát triển những ngành nghề này lại có điều kiện tốt để phát triển, giúp ngƣời lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp cho cả hộ gia đình.

3.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện

Chƣơng trình 120 là chƣơng trình vay vốn giải quyết việc làm, thu hút lao động tự giải quyết việc làm. Đây là một trong những chính sách tạo việc làm đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đƣa ra trong thời gian qua.

Nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh nhằm mục tiêu giải việc làm cho ngƣời lao động trong tỉnh (Chƣơng trình 120) đã phát hiệu quả rất cao ở tất cả 9 huyện, thành, thị. Bình quân 20 triệu đồng vốn vay theo Chƣơng trình 120 sẽ có thêm 1 lao động trong tỉnh đƣợc giải quyết việc làm…

Kết quả đạt đƣợc của chƣơng trình mà tỉnh Thái Nguyên đạt đƣợc trong thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể vào công tác giải quyết việc làm cho ngƣời dân của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)