Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 66)

giai đoạn 2008 - 2012

TT Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 2011 2012

1. Tốc độ phát triển hàng năm % 133,38 121,43 120,85 128,21 115,85 2. GDP theo giá thực tế Tỷđ 13.509,47 16.405,44 19.825,4 25.418,0 29.448,0

2.1 Nông lâm thủy sản Tỷđ 3.218,26 3.683,94 4.313,2 5,501.3 6.175,8

Cơ cấu % 23,82 22,45 21,76 21,64 20,98 2.2 C.nghiệp và XD Tỷđ 5.384,67 6.663,6 8.191,2 10,491.2 12.137,5 Cơ cấu % 39,86 40,62 41,32 41,27 41,23 2.3 Dịch vụ Tỷđ 4.906,54 6.057,9 7.320,9 9,425.5 11.134,7 Cơ cấu % 36,32 36,93 36,92 37,08 37,79 3. GDP bình quân/ngƣời/năm Trđ 11,74 14,58 17,525 22,307 25,602

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2012)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO 3 KHU KINH TẾ (%)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá trị thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế

nhƣng không đáng kể. Tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm từ 23,82% (năm 2008) xuống còn 20,98% trong tổng GDP toàn tỉnh (năm 2012). Mặc dù giảm về tỷ trọng để phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế nhƣng về giá trị tuyệt đối của ngành vẫn tăng dần qua các năm: năm 2008 giá trị ngành nông nghiệp là 3.218,3 tỷ đồng đến năm 2012 giá trị của ngành tăng lên là 6.175,8 tỷ đồng. Sự gia tăng về giá trị tuyệt đối chính là nhờ sự tăng về hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của ngành.

Tỷ trọng của ngành công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của tỉnh và giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 2008 công nghiệp chiếm 39,86% GDP của tỉnh đến năm 2012 tỷ trọng của ngành chiếm là 41,23%. Trong những năm qua ngành công nghiệp – xây dựng của tỉnh đƣợc đầu tƣ nhiều nhất nên tỷ trọng của ngành tăng liên tục, tỉnh Thái Nguyên chú trọng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, xây dựng chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ và cải thiện thủ tục hành chính để thu hút đầu tƣ vào ngành công nghiệp đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Không những thế tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tác là thế mạnh của các địa phƣơng cùng với phát triển các ngành công nghệ cao, vật liệu xây dựng mới. Đồng thời phát triển các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp mới đạt đƣợc kết quả tốt là tỷ trọng của ngành tăng dần qua các năm.

Dịch vụ là ngành chiểm tỷ trọng lớn thứ hai trong nền kinh tế, đến những năm gần đây tỷ trọng của ngành có những thay đổi tích cực. Cơ cấu GDP ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng nhẹ từ năm 2008 đến 2012. Nếu với đặc điểm của ngành dịch vụ thì trong các năm trƣớc hầu nhƣ không cải thiện về cả giá trị tuyệt đối cho đến tỷ trọng, tốc độ tăng của ngành nhƣng đến hiện nay thì ngành lại càng khẳng định vai trò của mình trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia cũng nhƣ trong một tỉnh là ngành quan trọng phát triển có tác động mạnh đến nền kinh tế.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thái Nguyên có những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhƣ sau:

thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên nói chung và bộ phận nông thôn Thái Nguyên nói riêng có khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây trồng và vật nuôi phong phú, có hiệu quả kinh tế cao, kể cả các loại cây dƣợc liệu quý. Đây là điều kiện quan trọng nhằm giảm tính thời vụ trong nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, cũng do địa hình miền núi phức tạp, tỷ lệ đất đồi khá lớn, việc chuyển đổi ngành nghề cũng là một bài toán đối với nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Thứ hai, với địa hình đa dạng, sở hữu nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử tạo tiền đề cho lao động Thái Nguyên phát huy các tiềm năng về phát triển du lịch. Các họat động du lịch đƣợc tổ chức tốt sẽ là hƣớng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn.

Thứ ba, là một trong ba trung tâm đào tạo lớn của cả nƣớc với hệ thống các trƣờng học từ mầm non đến đại học, tỉnh đƣợc cung cấp một số lƣợng quan trọng lao động đã qua đào tạo nghề, có kỹ năng lao động tốt, bên cạnh đó các trƣờng luôn có các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống, chuyển giao công nghệ đến nông dân. Đồng thời, cũng tổ chức nhiều các hoạt động có liên quan đến chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Thứ tư, sự phát triển giao thông thuận lợi với các tỉnh phía Bắc cũng nhƣ vùng đồng bằng Sông Hồng cũng là cơ sở để Thái Nguyên phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống giao thông thuận lợi là cơ sở đ y mạnh giao lƣu kinh tế, văn hoá giữa Thái Nguyên với các vùng lân cận Đối với hệ thống giao thông tỉnh lộ, các huyện, thị xã cũng đã có kế hoạch quy hoach, phát triển mạng lƣới giao thông thuận lợi, đ y nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đ y mạnh phân công lao động tại chỗ, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế chung toàn tỉnh.

Thứ năm, cùng với hàng loạt chính sách của Nhà nƣớc, tỉnh Thái Nguyên cũng rất chú trọng trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho ngƣời lao động, cũng nhƣ các vấn đề về vốn đầu tƣ đối với lao động nông thôn. Mặt khác, chủ trƣơng của tỉnh là tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách đất đai, các chính sách khuyến khích sản xuất, gìn giữ đối với các ngành nghề truyền thống, phát triển đối với các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng.

3.2. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Thái Nguyên

3.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở tỉnh Thái Nguyên

Ngày 22/1/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Kết luận về "phát triển Thái Nguyên thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội và nằm trong tứ giác tăng trƣởng kinh tế vùng". Đây là điều kiện, cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Thái Nguyên, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ với địa phƣơng để nằm bắt thời cơ, tạo bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội.

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 2 đô thị đƣợc công nhận, trong đó thành phố Thái Nguyên đã đƣợc công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh và Sông Công là đô thị loại 3. Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trƣờng, tính đến 31.12.2012 tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch 06 khu công nghiệp (KCN) tập trung (KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, KCN Điềm Thụy, KCN Nam Phổ Yên, KCN Tây Phổ Yên, KCN Quyết Thắng) với tổng diện tích 1.140 ha tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, và đƣợc điều chỉnh, bổ sung tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 của Thủ Tƣớng Chính phủ về chấp thuận điều chỉnh, bổ sung các KCN của tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các KCN Việt Nam ƣu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 1015 và định hƣớng đến 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong 6 KCN đã đƣợc phê duyệt thì có 3 KCN có dự án đầu tƣ, các KCN còn lại đang tiếp tục xúc tiến, thu hút các nhà đầu tƣ lập quy hoạch để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cho các dự án thứ cấp thuê lại đất. Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ báo cáo Chính phủ xem xét bổ sung KCN Yên Bình (quy mô 835 ha đất KCN) trên địa bàn huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình vào danh sách các KCN Việt Nam.

Các KCN, CCN tỉnh Thái Nguyên đƣợc hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển của tỉnh, đang từng bƣớc đƣợc triển khai một cách linh hoạt, vừa thực hiện các KCN đã có trong Quy hoạch vừa rà soát, điều chỉnh, bổ sung thêm các KCN theo điều kiện, nhu cầu phát triển của các địa phƣơng. Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã đƣợc Quốc hội khóa VIII phê duyệt, tổng diện tích đất KCN đến

năm 2015 là 130.000 ha và đến năm 2020 dự kiến là 200.000 ha.

Quá trình ĐTH diễn ra kéo theo sự co hẹp của nguồn đất nông nghiệp, thay vào đó là đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp với sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Lao động nông nghiệp bị thu hồi đất có thể sử dụng tiền vốn đến bù để thay đổi nghề nghiệp. Theo số liệu điều tra, một tỷ lệ lớn số lao động đƣợc đền bù đất lại sử dụng tiền cho mục đích ngắn hạn hoặc để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng : mua sắm, xây nhà... Một thực tế không chỉ ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên kết quả sau đền bù là số lƣợng lao động thất nghiệp trên địa bàn tăng lên, do nhiều nguyên nhân khác nhau: phụ thuộc vào tiền đền bù chƣa sử dụng hết nên không muốn lao động, muốn lao động nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tuyển dụng về trình độ chuyên môn, tay nghề, hoặc không biết chuyển đổi ngành nghề phù hợp, hoặc không đủ vốn để chuyển đổi nghề nghiệp. Tác động của quá trình ĐTH đối với lao động và cuộc sống của nông thôn tỉnh Thái Nguyên có thể đƣợc nhìn nhận trên các khía cạnh sau :

* Tác động tích cực:

Thứ nhất, sự phát triển về kinh tế, xã hội ngay trên địa bàn tỉnh sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Các ngành công nghiệp sản xuất, nhu cầu về công nhân có tay nghề chuyên môn để phục vụ ngày càng lớn : ngành may mặc, ngành khai thác khoáng sản, sản xuất chè... trong khi đó, khả năng đào tạo, cung cấp công nhân lành nghề lại là một thế mạnh của tỉnh khi một hệ thống cơ sở đào tạo quy mô lớn đang là một thế mạnh.

Thứ hai, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng hóa ngành nghề trong lao động nông thôn. Khi cơ chế, chính sách lao động của tỉnh hoàn thiện thì sự đa dạng hóa ngành nghề lao động lại là một hƣớng đi quan trọng để tăng nhu cầu về lao động, phát triển thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm.

Thứ ba, sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, kinh tế là vấn đề nhận thấy khá rõ đối với các địa phƣơng trong quá trình ĐTH, mức thu nhập bình quân của lao động trong khu vực tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của lao động đƣợc cải thiện.

Nhận thức của ngƣời dân về kinh tế, chính trị, xã hội đƣợc nâng cao... * Tác động tiêu cực:

Một là, với trên 71% dân số sống ở khu vực nông thôn, lực lƣợng lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Việc đáp ứng nghề nghiệp, tạo cơ hội việc làm cho lao động cần có sự kết hợp giữa các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ sở đào tạo nhân lực, đào tạo nghề và ngay chính nhận thức của bản thân ngƣời lao động. Sự thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách lao động của tỉnh công với sự thiếu tƣ duy người kinh tế của lao động nông dân là rào cản lớn để đáp ứng yêu cầu lao động trong quá trình ĐTH.

Hai là, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp là điều khó tránh khỏi đối với lao động nông thôn tỉnh. Do quỹ đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh trong quá trình ĐTH, ngƣời lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh phần lớn chƣa qua đào tạo, quen thuộc với tập quá sản xuất nhỏ lẻ, khi mục đích sử dụng đất bị chuyển đổi khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp. Một mặt, tƣ duy ngƣời kinh tế bị thiếu, nên vấn đề tự tạo việc làm là khó khăn đối với chính lao động trong tỉnh. Theo số liệu điều tra công bố năm 2011 của sở Lao động – thƣơng binh xã hội tỉnh, lao động nông thôn chiếm 75% lực lƣợng lao động toàn tỉnh, trong đó thƣờng xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu việc làm mang tính thời vụ.

Đứng trƣớc tốc độ CNH, HĐH và ĐTH ngày một nhanh chóng, yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động để phục vụ sự phát triển, đồng thời giải quyết việc làm cho ngay lao động nội tỉnh, đặc biệt là lao động nông thôn là bài toán cần đƣợc giải đáp cho sự phát triển kinh tế, xã hội toàn diện tỉnh Thái Nguyên.

3.2.1.1. Biến chuy n đất đai của tỉnh Thái Nguyên qua các năm từ 2008 đến 2012

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến ngày 1/1/2012 tổng số diện tích đất của toàn tỉnh là 353.472,4km2. Đất đai là yếu tố cơ bản của sản xuất, dƣới tác động của quá trình đô thị hóa, vai trò của đất đai ngày càng tăng cao.

Phát triển kinh tế xã hội không thể bỏ qua yếu tố tài nguyên này. Khi nhu cầu dành cho sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cao, sẽ dẫn đến xu hƣớng tăng dần tỷ trong đất dành cho sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp, đồng thời thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Mục đích sử dụng của đất đƣợc chuyển đổi kéo theo hệ lụy là sự chuyển đổi cơ cấu của ngành nghề, việc làm và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa ở tỉnh thái nguyên (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)